Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân gồm những thành phần nào? Thực hiện chức năng gì?
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng gì?
Theo khoản 1 Điều 32 Thông tư 01/2019/TT-VKSTC (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 01/2020/TT-VKSTC) quy định như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân
1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân và giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đánh giá phạm vi ảnh hưởng đối với thành tích của tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý;
...
Theo đó, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân và giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đánh giá phạm vi ảnh hưởng đối với thành tích của tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân gồm những thành phần nào? Thực hiện chức năng gì? (hình từ internet)
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân gồm những thành phần nào?
Theo khoản 2 Điều 32 Thông tư 01/2019/TT-VKSTC quy định như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân
...
2. Thành phần Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách công tác thi đua, khen thưởng;
c) Ủy viên thường trực là Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng;
d) Ủy viên gồm: Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học; Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính; Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án trật tự xã hội; Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử hình sự; Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình; Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự; Cục trưởng Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin; Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
đ) Thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Tham mưu - Tổng hợp thuộc Vụ Thi đua - Khen thưởng.
...
Theo đó, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân gồm những thành phần như sau:
- Chủ tịch Hội đồng là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách công tác thi đua, khen thưởng;
- Ủy viên thường trực là Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng;
- Ủy viên gồm:
+ Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
+ Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
+ Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính;
+ Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án trật tự xã hội;
+ Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử hình sự;
+ Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình;
+ Vụ trưởng Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự;
+ Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự;
+ Cục trưởng Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin;
+ Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Tham mưu - Tổng hợp thuộc Vụ Thi đua - Khen thưởng.
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 3 Điều 32 Thông tư 01/2019/TT-VKSTC quy định như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân
...
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng:
a) Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua, công tác khen thưởng trong từng năm và từng giai đoạn;
c) Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân;
d) Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Theo đó, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
- Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua, công tác khen thưởng trong từng năm và từng giai đoạn;
- Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân;
- Tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?
- Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ là gì? Việc thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân quy định thế nào?
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?