Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội có bao nhiêu thành viên? Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội có chức năng gì?
Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế xét, công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định 1109/QĐ-VPQH năm 2017, có quy định về thành lập Hội đồng sáng kiến như sau:
Thành lập Hội đồng sáng kiến
1. Hội đồng cấp Văn phòng Quốc hội do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định thành lập có ít nhất 09 thành viên, cụ thể như sau:
a) Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là Chủ tịch Hội đồng;
b) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phụ trách công tác thi đua, khen thưởng là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;
c) Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ và Chủ tịch Công đoàn cơ quan Văn phòng Quốc hội là Phó Chủ tịch Hội đồng;
d) Đại diện: Đảng ủy, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Văn phòng Quốc hội; Viện Nghiên cứu lập pháp và một số Vụ, Cục, đơn vị liên quan là Ủy viên Hội đồng;
đ) Công chức Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức - Cán bộ là Ủy viên kiêm thư ký của Hội đồng;
e) Thường trực Hội đồng: Vụ Tổ chức – Cán bộ.
2. Hội đồng cấp cơ sở do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng đơn vị.
a) Đối với Cục Quản trị và các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp: Hội đồng có ít nhất 07 thành viên, cụ thể như sau:
- Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ tịch Công đoàn cơ sở là Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện: cấp ủy, Lãnh đạo Phòng (Ban) chuyên môn là Ủy viên Hội đồng;
- Các chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp am hiểu sâu về lĩnh vực xét, công nhận sáng kiến tại đơn vị là thành viên Hội đồng.
- Công chức được phân công làm nhiệm vụ tham mưu về công tác thi đua, khen thưởng là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng.
b) Đối với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hội đồng có không quá 05 thành viên, cụ thể như sau:
- Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ tịch Công đoàn cơ sở là Ủy viên;
- Đại diện cấp ủy, các chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp am hiểu sâu về lĩnh vực xét, công nhận sáng kiến tại đơn vị là thành viên Hội đồng;
- Công chức được phân công làm nhiệm vụ tham mưu về công tác thi đua, khen thưởng là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng.
c) Đối với các đơn vị còn lại: Hội đồng có ít nhất 05 thành viên, cụ thể như sau:
- Thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ tịch công đoàn cơ sở là Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện cấp ủy, Bí thư đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở (nếu có) là Ủy viên Hội đồng;
- Các chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp am hiểu sâu về lĩnh vực xét, công nhận sáng kiến tại đơn vị là thành viên Hội đồng;
- Công chức được phân công làm nhiệm vụ tham mưu về công tác thi đua, khen thưởng là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng.
d) Thường trực Hội đồng cấp cơ sở: Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội có ít nhất 09 thành viên, gồm:
- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là Chủ tịch Hội đồng;
- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phụ trách công tác thi đua, khen thưởng là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;
- Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ và Chủ tịch Công đoàn cơ quan Văn phòng Quốc hội là Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện: Đảng ủy, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Văn phòng Quốc hội; Viện Nghiên cứu lập pháp và một số Vụ, Cục, đơn vị liên quan là Ủy viên Hội đồng;
- Công chức Phòng Thi đua - Khen thưởng, Vụ Tổ chức - Cán bộ là Ủy viên kiêm thư ký của Hội đồng;
- Thường trực Hội đồng: Vụ Tổ chức – Cán bộ.
Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội có bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế xét, công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định 1109/QĐ-VPQH năm 2017, có quy định về chức năng của Hội đồng sáng kiến như sau:
Chức năng của Hội đồng sáng kiến
Hội đồng sáng kiến có chức năng tư vấn, thẩm định, tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị công nhận sáng kiến theo quy định tại Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội có chức năng tư vấn, thẩm định, tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị công nhận sáng kiến theo quy định.
Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế xét, công nhận sáng kiến của Văn phòng Quốc hội ban hành kèm theo Quyết định 1109/QĐ-VPQH năm 2017, có quy định về nhiệm vụ của Hội đồng sáng kiến như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng sáng kiến
1. Xét, đánh giá và đề nghị Chủ tịch Hội đồng quyết định công nhận sáng kiến theo các điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại Quy chế này.
2. Tham mưu với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện các chính sách, các biện pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động sáng kiến.
3. Thông tin, phổ biến về nội dung, lợi ích của sáng kiến trên hệ thống mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội.
4. Riêng với Hội đồng cấp cơ sở tham mưu với Chủ tịch Hội đồng cơ sở gửi hồ sơ và đề nghị Hội đồng cấp Văn phòng Quốc hội xét, công nhận sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội có nhiệm vụ như sau:
- Xét, đánh giá và đề nghị Chủ tịch Hội đồng quyết định công nhận sáng kiến theo các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định
- Tham mưu với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện các chính sách, các biện pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động sáng kiến.
- Thông tin, phổ biến về nội dung, lợi ích của sáng kiến trên hệ thống mạng nội bộ của Văn phòng Quốc hội.
Riêng với Hội đồng cấp cơ sở tham mưu với Chủ tịch Hội đồng cơ sở gửi hồ sơ và đề nghị Hội đồng cấp Văn phòng Quốc hội xét, công nhận sáng kiến cấp Văn phòng Quốc hội theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?