Hội đồng quản trị SGDCK thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi nào?
- Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Cuộc họp Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành khi nào?
- Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Cơ cấu thành viên và nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và các ủy viên Hội đồng quản trị. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị tối đa là năm (05) người và do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.
2. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị khác không quá năm (05) năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá hai (02) nhiệm kỳ. Trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Hội đồng quản trị mới chưa được bổ nhiệm thì Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ hiện tại vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Hội đồng quản trị mới được bổ nhiệm và nhận nhiệm vụ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị khác của Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ tối đa 05 năm.
Hội đồng quản trị SGDCK thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi nào? (Hình từ Internet)
Cuộc họp Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành khi nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 17 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2017 như sau:
Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị
1. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; mỗi quý họp ít nhất một lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc quyền, nghĩa vụ của mình. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường khi có yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc hoặc trên năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.
2. Cuộc họp của Hội đồng quản trị được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên Hội đồng quản trị tham dự trực tiếp. Thành viên Hội đồng quản trị không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản. Phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất một (01) giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì ủy quyền cho Phó Chủ tịch hoặc thành viên khác trong Hội đồng quản trị chủ trì cuộc họp.
...
Như vậy, cuộc họp Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành khi có tối thiểu 2/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị tham dự trực tiếp.
Thành viên Hội đồng quản trị không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản.
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được ban hành kèm theo Quyết định 2399/QĐ-BTC năm 2017 thì tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có trình độ đại học trở lên, có năng lực quản lý và kiến thức về tài chính và thị trường tài chính.
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật.
- Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
- Không phải là vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, người giữ chức danh Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát tại Sở Giao dịch Chứng khoán.
- Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.
>> Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, thành viên Hội đồng quản trị đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công nhân công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng có phải đối tượng áp dụng của Thông tư 56 về nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không?
- Nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan lên bao nhiêu tuổi kể từ 01/12? Những trường hợp nào sĩ quan phải thôi phục vụ tại ngũ?
- Hiệu lực thi hành của quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là bao lâu?
- Từ năm 2025, xử phạt hành vi rải đinh trên đường lên đến 37 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 168?
- Việc lập hồ sơ hoàn thành công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng?