Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển sử học Việt Nam có bao nhiêu thành viên? Hội đồng làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển sử học Việt Nam có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Điều lệ Quỹ Phát triển sử học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1705/QĐ-BNV năm 2011 quy định về Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ (Hội đồng) gồm bảy (07) thành viên do các sáng lập viên đề cử trên cơ sở đề xuất của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam theo nguyên tắc đồng thuận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý Quỹ không quá 05 (năm) năm. Hội đồng quản lý Quỹ gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên. Hội đồng họp định kỳ sáu (06) tháng một lần do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu tập hoặc khi có 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên trong Hội đồng đề nghị.
...
Theo quy định trên, Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển sử học Việt Nam có bảy (07) thành viên do các sáng lập viên đề cử trên cơ sở đề xuất của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam theo nguyên tắc đồng thuận.
Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển sử học Việt Nam có bao nhiêu thành viên? Hội đồng làm việc theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển sử học Việt Nam làm việc theo nguyên tắc nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Điều lệ Quỹ Phát triển sử học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1705/QĐ-BNV năm 2011 quy định về Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
...
2. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số quá bán. Các cuộc họp của Hội đồng chỉ hợp lệ khi có 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Hội đồng dự họp. Thành viên Hội đồng vắng mặt mà có ý kiến bằng văn bản thì được coi như có mặt tại cuộc họp và đã tham gia biểu quyết. Trường hợp số phiếu biểu quyết trong Hội đồng bằng nhau thì quyết nghị theo bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng.
...
Theo đó, Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển sử học Việt Nam làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số quá bán.
Các cuộc họp của Hội đồng chỉ hợp lệ khi có 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Hội đồng dự họp. Trường hợp số phiếu biểu quyết trong Hội đồng bằng nhau thì quyết nghị theo bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển sử học Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Điều lệ Quỹ Phát triển sử học Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1705/QĐ-BNV năm 2011 về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ
1. Thông qua phương hướng, kế hoạch hoạt động của Quỹ hàng năm.
2. Ban hành các quy định về vận động, quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ theo quy định; quyết định chủ trương phương hướng, nhiệm vụ, đối tượng, hình thức, mức giải thưởng, hỗ trợ và phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ.
3. Quyết định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Quỹ; lựa chọn và bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng; quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của Quỹ; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Quỹ.
4. Thông qua báo cáo thu, chi, quyết toán tài chính Quỹ và chương trình, kế hoạch tài chính Quỹ cho hoạt động năm sau.
5. Đề nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập, công nhận Điều lệ Quỹ và cho rút tên khỏi danh sách thành viên trong Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc Quỹ.
6. Trong trường hợp đặc biệt, để giải quyết các vấn đề cấp bách của Quỹ, các thành viên của Hội đồng có quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng triệu tập họp toàn thể Hội đồng để giải quyết.
7. Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ Quỹ và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển sử học Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Trong đó, Hội đồng quản lý Quỹ có quyền ban các quy định về vận động, quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ theo quy định.
Đồng thời quyết định chủ trương phương hướng, nhiệm vụ, đối tượng, hình thức, mức giải thưởng, hỗ trợ và phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?