Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
- Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
- Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia phải có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự?
- Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Số lượng thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia được căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định 23/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị định 19/2021/NĐ-CP) như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ có 7 hoặc 9 thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng là các nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín, có trình độ, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
...
Theo quy định nêu trên thì Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có 7 hoặc 9 thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng là các nhà khoa học, nhà quản lý có uy tín, có trình độ, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có tối thiểu bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia phải có ít nhất bao nhiêu thành viên tham dự?
Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có những nhiệm vụ, quyền hạn được căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định 23/2014/NĐ-CP như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
...
3. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Hội đồng quản lý Quỹ họp thường kỳ 3 tháng 1 lần để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn; họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Giám đốc Quỹ hoặc Trưởng Ban Kiểm soát Quỹ hoặc khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham dự và phải do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ được ủy quyền chủ trì;
b) Đối với các vấn đề cần quyết định giữa các phiên họp, Cơ quan điều hành Quỹ gửi tài liệu và Phiếu lấy ý kiến đến từng thành viên Hội đồng;
c) Hội đồng quản lý Quỹ quyết định các vấn đề khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thông qua. Nội dung và các quyết định của cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ phải được ghi thành biên bản và gửi đến tất cả các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ.
...
Theo quy định nêu trên các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia phải có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham dự,
Và cuộc họp này phải do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ được ủy quyền chủ trì.
Lưu ý: Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia quyết định các vấn đề khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ thông qua.
Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có những nhiệm vụ, quyền hạn được căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định 23/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị định 19/2021/NĐ-CP) như sau:
- Quyết định phương hướng và kế hoạch hoạt động của Quỹ trên cơ sở các định hướng ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ của Nhà nước;
- Thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ để tư vấn chuyên môn cho Quỹ;
- Thông qua kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán năm của Quỹ.
- Phê duyệt chương trình, đề tài, đề án, dự án khoa học và công nghệ và kinh phí do Quỹ tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay; nhiệm vụ và kinh phí cho hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia do Quỹ hỗ trợ;
- Phê duyệt kế hoạch và báo cáo hoạt động của Ban Kiểm soát Quỹ;
- Giám sát, kiểm tra hoạt động của Cơ quan điều hành Quỹ, Ban Kiếm soát Quỹ trong việc thực hiện quy định của Nhà nước, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ;
- Ban hành các quy định quản lý hoạt động của Quỹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?