Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật có được thành lập ở trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng không? Nếu được thì Hội đồng này do ai thành lập?

Cho tôi hỏi, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật có được thành lập ở trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng không? Nếu được thì Hội đồng này do ai thành lập? Thành phần Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm những ai? Nội dung câu hỏi của chị Thúy My tại Đồng Tháp.

Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật có được thành lập ở trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng không?

Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật là tổ chức phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; duy trì hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức cấp mình theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định.

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:

Thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở các cấp sau:
a) Bộ Quốc phòng;
b) Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục; các quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn; các Bộ Tư lệnh: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội; Ban Cơ yếu Chính phủ; Viện Khoa học công nghệ quân sự; Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga; các học viện, trường sĩ quan, bệnh viện, doanh nghiệp trực thuộc Bộ.
c) Các Vùng: Hải quân, Cảnh sát biển; Hải đoàn Biên phòng; Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; các sư đoàn, lữ đoàn và đơn vị tương đương.
d) Các cơ quan, đơn vị không thuộc trường hợp quy định tại các Điểm b, c Khoản 1 Điều này căn cứ nhu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tại cấp mình.
...

Theo quy định trên, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật được thành lập ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, gồm:

- Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục;

- Các quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn;

- Các Bộ Tư lệnh: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội;

- Ban Cơ yếu Chính phủ;

- Viện Khoa học công nghệ quân sự;

- Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga;

- Các học viện, trường sĩ quan, bệnh viện, doanh nghiệp trực thuộc Bộ.

Như vậy, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật được thành lập ở các trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật

Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (Hình từ Internet)

Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ở trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng do ai thành lập?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 25 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:

Thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
...
2. Thẩm quyền thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập.
b) Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cơ quan, đơn vị do người chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định thành lập.
3. Quyết định thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật gồm các nội dung sau đây:
a) Thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng;
b) Cơ quan thường trực hội đồng và nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thường trực hội đồng;
c) Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch hội đồng, các Phó chủ tịch hội đồng, các Ủy viên và Thư ký hội đồng;
d) Nguyên tắc, chế độ hoạt động của Hội đồng;
đ) Kinh phí hoạt động của Hội đồng;
e) Các nội dung cần thiết khác;
g) Hiệu lực thi hành của quyết định.

Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ở trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng do người chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định thành lập.

Quyết định thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật gồm những nội dung được quy định cụ thể trên.

Thành phần Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm những ai?

Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 25 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định về thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:

Thành lập Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
...
4. Thành phần Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Thành phần Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
b) Thành phần Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, đơn vị quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này gồm:
Chủ tịch hội đồng là chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy phụ trách về công tác đảng, công tác chính trị của cơ quan, đơn vị không có chính ủy, chính trị viên;
Các Phó chủ tịch hội đồng, gồm: Phó chủ tịch thường trực là thủ trưởng cơ quan chính trị; một Phó chủ tịch là Chánh Văn phòng hoặc thủ trưởng cơ quan phụ trách công tác pháp chế. Trường hợp cần thiết, người chỉ huy quyết định số lượng Phó chủ tịch nhiều hơn quy định tại Điểm này.
Các Ủy viên hội đồng: Căn cứ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, người chỉ huy quyết định ủy viên hội đồng gồm thủ trưởng của các cơ quan: Tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và thủ trưởng các cơ quan: Thanh tra, pháp chế, tuyên huấn, quân huấn, bảo vệ an ninh, tài chính, Điều tra hình sự, tòa án, viện kiểm sát, thi hành án, báo chí, thanh niên, công đoàn, phụ nữ và cơ quan khác.

Như vậy, thành phần Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của các trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm:

- Chủ tịch hội đồng là chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy phụ trách về công tác đảng, công tác chính trị của trường sĩ quan không có chính ủy, chính trị viên.

- Các Phó chủ tịch hội đồng;

- Các Ủy viên hội đồng.

Phổ biến giáo dục pháp luật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì? Ví dụ về mối liên hệ phổ biến? Nguyên tắc phổ biến pháp luật là gì?
Pháp luật
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?
Pháp luật
Thông tin pháp luật nào sẽ được đăng tải lên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý có mấy loại? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phổ biến giáo dục pháp luật
682 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ biến giáo dục pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phổ biến giáo dục pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào