Hội đồng Lý luận Trung ương có trách nhiệm báo cáo ai đối với những vấn đề lý luận chính trị có ý kiến khác nhau?
Hội đồng Lý luận Trung ương họp mỗi quý mấy lần?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế làm việc 03-QC/TW năm 2021 của Hội đồng Lý luận Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về Hội đồng Lý luận Trung ương như sau:
Chế độ làm việc của Hội đồng, Thường trực Hội đồng, Ban Thư ký khoa học và các tiểu ban
1. Hội đồng họp mỗi quý 1 lần tập trung vào nội dung khoa học của các báo cáo tư vấn; kết hợp kiểm điểm công việc đã làm và bàn công việc tiếp theo; khi cần, họp bất thường.
Thường trực Hội đồng mỗi tháng họp 1 lần vào chiều thứ Hai tuần cuối của tháng; khi cần, họp bất thường.
Ban Thư ký khoa học mỗi tuần họp 1 lần; khi cần, họp bất thường.
Các tiểu ban hoạt động theo yêu cầu công tác và nhiệm vụ cụ thể riêng, không trái với những quy định nêu trong Quy chế này.
2. Thực hiện chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết theo chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng.
Giữa năm, Hội đồng có báo cáo sơ kết; cuối năm có báo cáo tổng kết hoạt động, gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Theo quy định Hội đồng Lý luận Trung ương họp mỗi quý 1 lần tập trung vào nội dung khoa học của các báo cáo tư vấn; kết hợp kiểm điểm công việc đã làm và bàn công việc tiếp theo; khi cần, họp bất thường.
Mối quan hệ công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương với các ban và các cơ quan của Trung ương Đảng như thế nào?
Theo Điều 8 Quy chế làm việc 03-QC/TW năm 2021 của Hội đồng Lý luận Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định như sau:
Quan hệ công tác với các ban và các cơ quan của Trung ương Đảng
1. Hội đồng phối hợp với các ban và các cơ quan, đơn vị của Trung ương Đảng, thực hiện những nhiệm vụ đã được xác định trong Quyết định số 26-QĐ/TW, ngày 06/8/2021 của Bộ Chính trị khoá XIII về việc thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương.
2. Các ban, cơ quan, đơn vị của Trung ương Đảng và cấp ủy địa phương gửi cho Hội đồng Lý luận Trung ương những báo cáo, thông tin, tư liệu có liên quan đến việc nghiên cứu lý luận phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng; tạo điều kiện để Hội đồng cử đại diện dự các hội nghị do các cơ quan, đơn vị tổ chức có liên quan đến công việc của Hội đồng.
3. Hội đồng phối hợp với các ban, các cơ quan, đơn vị của Trung ương Đảng và các tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thảo luận, trao đổi ý kiến về những vấn đề cần thiết để chuẩn bị cho những đề xuất, kiến nghị của Hội đồng trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
4. Hội đồng phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng trong cung cấp những báo cáo, thông tin, tư liệu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng; bảo đảm điều kiện tài chính, vật chất cần thiết cho các hoạt động của Hội đồng theo quy định.
5. Khi cần, Hội đồng Lý luận Trung ương cung cấp thông tin và mời đại diện các ban, các cơ quan, đơn vị của Trung ương Đảng và các tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học có liên quan.
Theo đó, mối quan hệ công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương với các ban và các cơ quan của Trung ương Đảng được thể hiện như quy định nêu trên.
Hội đồng Lý luận Trung ương có trách nhiệm báo cáo ai đối với những vấn đề lý luận chính trị có ý kiến khác nhau? (Hình từ internet)
Hội đồng Lý luận Trung ương có trách nhiệm báo cáo ai đối với những vấn đề lý luận chính trị có ý kiến khác nhau?
Theo khoản 4 Điều 6 Quy chế làm việc 03-QC/TW năm 2021 của Hội đồng Lý luận Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành quy định về Hội đồng Lý luận Trung ương như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2. Đối với những vấn đề lý luận chính trị có ý kiến khác nhau, Hội đồng có trách nhiệm báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời nêu rõ ý kiến của Hội đồng.
3. Đối với những đề xuất, kiến nghị của các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học xã hội cấp nhà nước, của các nhà khoa học, các cá nhân gửi đến Hội đồng, Hội đồng nghiên cứu, đánh giá và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
4. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Trong nghiên cứu, thảo luận và hội thảo, thực hiện cá nhân tự do tư tưởng, phát huy dân chủ, khuyến khích tranh luận, tìm tòi những giải pháp mới và những vấn đề lý luận mới nảy sinh. Đối với những đề xuất mới, dù của một người, cần được nghiên cứu chu đáo. Những đề xuất, kiến nghị khác với đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước được thảo luận, tranh luận trong sinh hoạt nội bộ của Hội đồng và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư; không được truyền bá ra bên ngoài.
5. Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, quy định của Đảng và Nhà nước về bảo mật, phát ngôn và quan hệ với người nước ngoài.
Theo quy định đối với những vấn đề lý luận chính trị có ý kiến khác nhau, Hội đồng Lý luận Trung ương có trách nhiệm báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời nêu rõ ý kiến của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?