Hội đồng lương của đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Hội đồng lương của đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm những ai?
Theo điểm b khoản 1 Điều 4 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn đối với công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định như sau:
Hội đồng lương
1. Thành lập Hội đồng lương
...
b) Hội đồng lương của đơn vị có 05 thành viên do Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo đơn vị;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo bộ phận Tổ chức cán bộ;
- Các ủy viên:
+ Đại diện cấp ủy;
+ Đại diện Ban chấp hành Công đoàn;
- Thư ký Hội đồng: là công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ được phân công phụ trách công tác tiền lương.
Đối với Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ, Phó chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng được thay thế bằng đại diện lãnh đạo các bộ phận chuyên môn (đối với đơn vị có phòng, ban) hoặc công chức có kinh nghiệm chuyên môn, thâm niên công tác lâu năm (đối với đơn vị không có phòng, ban).
Đối với các Vụ và các đơn vị thuộc Bộ chưa được giao thực hiện công tác tổ chức cán bộ không thành lập Hội đồng lương. Thủ trưởng đơn vị trao đối với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn để trình Bộ xét nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu.
c) Thành viên Hội đồng lương phải được ghi tên và chức danh cụ thể trong quyết định thành lập Hội đồng lương. Trường hợp có sự thay đổi về thành viên Hội đồng lương, Thủ trưởng đơn vị ký quyết định thay thế.
Theo quy định Hội đồng lương của đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm có 05 thành viên do Thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: 01 Lãnh đạo đơn vị;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo bộ phận Tổ chức cán bộ;
- Các ủy viên:
+ Đại diện cấp ủy;
+ Đại diện Ban chấp hành Công đoàn;
- Thư ký Hội đồng: là công chức, viên chức làm công tác tổ chức cán bộ được phân công phụ trách công tác tiền lương.
Đối với Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ, Phó chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng được thay thế bằng đại diện lãnh đạo các bộ phận chuyên môn (đối với đơn vị có phòng, ban) hoặc công chức có kinh nghiệm chuyên môn, thâm niên công tác lâu năm (đối với đơn vị không có phòng, ban).
Đối với các Vụ và các đơn vị thuộc Bộ chưa được giao thực hiện công tác tổ chức cán bộ không thành lập Hội đồng lương. Thủ trưởng đơn vị trao đối với cấp ủy và Ban Chấp hành công đoàn để trình Bộ xét nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu.
Lưu ý: Thành viên Hội đồng lương phải được ghi tên và chức danh cụ thể trong quyết định thành lập Hội đồng lương. Trường hợp có sự thay đổi về thành viên Hội đồng lương, Thủ trưởng đơn vị ký quyết định thay thế.
Hội đồng lương của đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn đối với công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định như sau:
Hội đồng lương
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng lương
a) Tổng hợp danh sách đề nghị nâng bậc lương;
b) Kiểm tra, đối chiếu điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương;
c) Lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện báo cáo Thủ trưởng đơn vị quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số.
Như vậy, theo quy định Hội đồng lương của đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổng hợp danh sách đề nghị nâng bậc lương;
- Kiểm tra, đối chiếu điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương;
- Lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện báo cáo Thủ trưởng đơn vị quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số.
Hội đồng lương của đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xét nâng bậc lương được quy định như thế nào?
Theo Điều 3 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn đối với công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định về nguyên tắc xét nâng bậc lương như sau:
Nguyên tắc xét nâng bậc lương
1. Bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan và đúng pháp luật.
2. Nâng bậc lương thường xuyên được thực hiện theo quý (03 tháng/1 lần) vào tháng đầu tiên của mỗi quý.
3. Nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thực hiện mỗi năm một lần và kết thúc trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
4. Nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu thực hiện khi công chức, viên chức, người lao động có thông báo nghỉ hưu và đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?