Hội đồng kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập bao gồm những ai?
Hội đồng kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập bao gồm những ai?
Hội đồng kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập bao gồm những ai? (Hình từ Interenet)
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư Thông tư 29/2015/TT-BYT quy định về thành lập Hội đồng và Tổ Thư ký kiểm tra sát hạch như sau:
Thành lập Hội đồng và Tổ Thư ký kiểm tra sát hạch
1. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập Hội đồng kiểm tra sát hạch và Tổ thư ký giúp việc Hội đồng kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận là lương y của Bộ Y tế, thành phần gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền;
b) Các Phó chủ tịch Hội đồng:
- Phó Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền phụ trách hành nghề - Phó chủ tịch thường trực;
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam;
c) Các ủy viên Hội đồng:
- Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo đơn vị:
Số lượng là 03 lãnh đạo của 3 đơn vị được lựa chọn trong số các đơn vị sau: Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam; Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương; Bệnh viện Châm cứu Trung ương Hoặc Viện Y Dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh; Khoa y học cổ truyền của trường Đại học Y Hà Nội hoặc Đại học Y, Dược thành phố Hồ Chí Minh;
- Ủy viên Hội đồng là bác sỹ y học cổ truyền hoặc lương y: Số lượng từ 03 đến 04 người do Chủ tịch Hội đồng quyết định tùy tình hình cụ thể.
- Chủ tịch Hội đồng căn cứ vào tình hình cụ thể, có thể mời thêm các thầy thuốc thuộc lĩnh vực y học cổ truyền tham gia vào việc soạn thảo đề kiểm tra sát hạch lý thuyết, đáp án và kiểm tra sát hạch quy định tại Khoản 1 Điều 18 và Khoản 3, Khoản 4 Điều 19 Thông tư này.
...
Theo đó, hội đồng kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền;
- Các Phó chủ tịch Hội đồng:
+ Phó Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền phụ trách hành nghề - Phó chủ tịch thường trực;
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam;
- Các ủy viên Hội đồng:
+ Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo đơn vị:
Số lượng là 03 lãnh đạo của 3 đơn vị được lựa chọn trong số các đơn vị sau: Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam; Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương; Bệnh viện Châm cứu Trung ương Hoặc Viện Y Dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh; Khoa y học cổ truyền của trường Đại học Y Hà Nội hoặc Đại học Y, Dược thành phố Hồ Chí Minh;
+ Ủy viên Hội đồng là bác sỹ y học cổ truyền hoặc lương y: Số lượng từ 03 đến 04 người do Chủ tịch Hội đồng quyết định tùy tình hình cụ thể.
+ Chủ tịch Hội đồng căn cứ vào tình hình cụ thể, có thể mời thêm các thầy thuốc thuộc lĩnh vực y học cổ truyền tham gia vào việc soạn thảo đề kiểm tra sát hạch lý thuyết, đáp án và kiểm tra sát hạch quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 29/2015/TT-BYT và khoản 3, khoản 4 Điều 19 Thông tư 29/2015/TT-BYT.
Hội đồng kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận là lương y thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 29/2015/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra sát hạch như sau:
Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra sát hạch và Tổ thư ký
1. Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra sát hạch:
a) Thẩm định, phê duyệt danh sách trích ngang các trường hợp đủ, danh sách trích ngang các trường hợp không đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch trước khi cấp Giấy chứng nhận là lương y;
b) Tổ chức kiểm tra sát hạch:
- Báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh kế hoạch, thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra;
- Tổ chức kiểm tra sát hạch, tổ chức chấm bài theo đúng quy định tại Điều 19 Thông tư này;
c) Phê duyệt kết quả kiểm tra sát hạch lý thuyết và thực hành của từng đối tượng, danh sách các trường hợp đạt yêu cầu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp Giấy chứng nhận là lương y theo thẩm quyền.
...
Theo đó, hội đồng kiểm tra sát hạch cấp Giấy chứng nhận là lương y thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Thẩm định, phê duyệt danh sách trích ngang các trường hợp đủ, danh sách trích ngang các trường hợp không đủ điều kiện dự kiểm tra sát hạch trước khi cấp Giấy chứng nhận là lương y;
- Tổ chức kiểm tra sát hạch:
+ Báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh kế hoạch, thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra;
+ Tổ chức kiểm tra sát hạch, tổ chức chấm bài theo đúng quy định tại Điều 19 Thông tư 29/2015/TT-BYT;
- Phê duyệt kết quả kiểm tra sát hạch lý thuyết và thực hành của từng đối tượng, danh sách các trường hợp đạt yêu cầu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp Giấy chứng nhận là lương y theo thẩm quyền.
Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền quyết định cấp giấy Giấy chứng nhận là lương y cho những đối tượng nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2015/TT-BYT quy định về thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y
1. Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y cho đối tượng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 1 Thông tư này.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y cho đối tượng như sau:
- Đối tượng đã được Trung ương Hội Đông y Việt Nam cấp Giấy chứng nhận là lương y chuyên sâu trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
- Đối tượng đã được Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam bồi dưỡng và cấp Giấy chứng nhận đạt trình độ y sỹ cấp 2 trở lên (theo phân loại của Tịnh độ cư sỹ Phật hội Việt Nam) trước ngày 30 tháng 6 năm 2004.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?