Hội đồng Học viện Tư pháp là tổ chức thế nào? Số lượng Phó Giám đốc Học viện Tư pháp là bao nhiêu người?
Hội đồng Học viện Tư pháp là tổ chức thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 về Hội đồng Học viện như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức
a) Hội đồng Học viện
Hội đồng Học viện là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của Học viện, có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Trường Đại học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Hội đồng Học viện gồm có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên; được tổ chức và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Học viện và các quy định pháp luật có liên quan.
...
Theo quy định trên, Hội đồng Học viện Tư pháp là tổ chức quản trị đại diện quyền sở hữu của Học viện, có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Trường Đại học và các văn bản pháp luật có liên quan.
Hội đồng Học viện Tư pháp là tổ chức thế nào? Số lượng Phó Giám đốc Học viện Tư pháp là bao nhiêu người? (Hình từ Internet)
Số lượng Phó Giám đốc Học viện Tư pháp là bao nhiêu người?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức
...
b) Giám đốc và các Phó Giám đốc
Giám đốc Học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện. Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Học viện.
Phó Giám đốc Học viện giúp Giám đốc giúp Giám đốc điều hành một số hoạt động của Học viện, được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác. Phó Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công. Số lượng Phó Giám đốc không quá 03 người.
...
Theo đó, Phó Giám đốc Học viện Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
Và số lượng Phó Giám đốc Học viện Tư pháp là không quá 03 người.
Học viện Tư pháp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai?
Theo Điều 4 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định về trách nhiệm và mối quan hệ công tác như sau:
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Học viện với Lãnh đạo Bộ Tư pháp, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và các quy định cụ thể sau:
1. Học viện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
2. Học viện là đầu mối tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Bộ, Ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức khác trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Học viện theo quy định của pháp luật vè phân cấp của Bộ Tư pháp.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này, Học viện có trách nhiệm chủ trì trao đổi với các đơn vị thuộc Bộ để giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến các đơn vị đó.
Khi có yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ, Học viện có trách nhiệm phối hợp giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Học viện.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Học viện với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Học viện có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách trực tiếp.
...
5. Quan hệ công tác giữa Học viện với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, Ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng liên quan và chính quyền địa phương được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Học viện Tư pháp chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách.
Học viện có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan nào quyết định hình thức đàm phán giá đối với trường hợp mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
- Mùng 1 Tết âm 2025 mặc màu gì? Mùng 1 mặc màu gì theo mệnh, tuổi để cả năm 2025 gặp may mắn?
- Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam với phân bón được nhà nước công nhận là tiến bộ kỹ thuật có cần kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia không?
- Hồ sơ trình phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm những giấy tờ, tài liệu nào?
- Định mức tiêu hao năng lượng ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát là bao nhiêu theo quy định pháp luật?