Học viện Tư pháp có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng không? Học viện Tư pháp đào tạo những nghiệp vụ gì?
Học viện Tư pháp có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng không? Học viện Tư pháp đào tạo những nghiệp vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định về vị trí và chức năng của Học viện Tư pháp như sau:
Vị trí và chức năng
1. Vị trí của Học viện Tư pháp
Học viện Tư pháp (sau đây gọi tắt là Học viện) là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động theo Điều lệ trường đại học.
Học viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chức năng của Học viện Tư pháp
a) Đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật và cử nhân chuyên ngành phù hợp chức danh đào tạo (đào tạo sau đại học);
b) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp và các đối tượng khác theo nhu cầu xã hội;
c) Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và nhu cầu xã hội;
d) Tư vấn pháp luật;
Theo đó, Học viện Tư pháp có trụ sở tại thành phố Hà Nội và Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, Học viện Tư pháp không có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng.
Học viện Tư pháp đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ thi hành án dân sự. Ngoài ra, còn đào tạo nghề luật sư, nghề công chứng, nghề đấu giá và các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật và cử nhân chuyên ngành phù hợp chức danh đào tạo (đào tạo sau đại học).
Học viện Tư pháp có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng không? Học viện Tư pháp đào tạo những nghiệp vụ gì? (Hình từ Internet)
Ai là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện Tư pháp?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 3 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế và số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức
...
b) Giám đốc và các Phó Giám đốc
Giám đốc Học viện là người đại diện theo pháp luật của Học viện, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện. Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Học viện.
Phó Giám đốc Học viện giúp Giám đốc giúp Giám đốc điều hành một số hoạt động của Học viện, được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác. Phó Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công. Số lượng Phó Giám đốc không quá 03 người.
...
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của Học viện Tư pháp là Giám đốc Học viện.
Và Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện Tư pháp.
Các đơn vị chức năng thuộc Học viện Tư pháp là những đơn vị nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 3 Quyết định 2229/QĐ-BTP năm 2015 thì các đơn vị chức năng thuộc Học viện Tư pháp gồm:
- Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư;
- Khoa Đào tạo Luật sư;
- Khoa Đào tạo Các chức danh thi hành án dân sự;
- Khoa Đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Phòng Hành chính, tổng hợp và Đối ngoại;
- Phòng Đào tạo và Công tác học viên;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Quản trị;
- Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật;
- Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ;
- Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo;
- Trung tâm Thông tin - Thư viện;
- Trung tâm Tư vấn pháp luật;
- Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm Tư vấn pháp luật là đơn vị thuộc Học viện, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Học viện, có con dấu và tài khoản tiền gửi riêng, hạch toán phụ thuộc Học viện.
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị trực thuộc Học viện do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Học viện và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Học viện do Giám đốc Học viện quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?