Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping được thành lập trong trường hợp nào? Hội đồng có tối đa bao nhiêu thành viên?
- Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping do ai quyết định thành lập? Hội đồng được thành lập trong trường hợp nào?
- Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping có tối đa bao nhiêu thành viên? Hội đồng làm việc theo nguyên tắc nào?
- Trách nhiệm của Hội đồng Đánh giá mức độ vi phạm doping được quy định như thế nào?
Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping do ai quyết định thành lập? Hội đồng được thành lập trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 12 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping như sau:
Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping
1. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm doping, Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.
2. Đối với hành vi vi phạm doping phát hiện trong giải đấu, Trưởng ban tổ chức giải quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.
Đối với hành vi vi phạm doping phát hiện sau khi giải đấu kết thúc, Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.
...
Theo đó, căn cứ vào kết quả xét nghiệm doping, Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.
Đối với hành vi vi phạm doping phát hiện trong giải đấu, Trưởng ban tổ chức giải quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.
Đối với hành vi vi phạm doping phát hiện sau khi giải đấu kết thúc, Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.
Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping (Hình từ Internet)
Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping có tối đa bao nhiêu thành viên? Hội đồng làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 12 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL và Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BVHTTDL quy định về Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping như sau:
Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping
...
3. Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping có 05 hoặc 07 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các ủy viên. Thành viên Hội đồng là các chuyên gia y tế, chuyên gia pháp lý, đại diện của Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có liên quan.
4. Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping làm việc theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết theo đa số và phù hợp với quy định chuyên môn của Bộ luật phòng, chống doping thế giới.
5. Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Theo quy định trên, Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping có 05 hoặc 07 thành viên, gồm
- Chủ tịch Hội đồng;
- Phó chủ tịch Hội đồng;
- Thư ký Hội đồng và các ủy viên.
Thành viên Hội đồng là các chuyên gia y tế, chuyên gia pháp lý, đại diện của Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có liên quan.
Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping làm việc theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết theo đa số và phù hợp với quy định chuyên môn của Bộ luật phòng, chống doping thế giới.
Đặc biệt, Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Trách nhiệm của Hội đồng Đánh giá mức độ vi phạm doping được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL quy định về Trách nhiệm của Hội đồng Đánh giá mức độ vi phạm doping như sau:
Trách nhiệm của Hội đồng Đánh giá mức độ vi phạm doping
1. Xem xét, đánh giá các chứng cứ và thông tin có liên quan.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping phải gửi Hồ sơ đánh giá mức độ vi phạm doping đến Trung tâm Doping và Y học thể thao hoặc Ban tổ chức giải (đối với trường hợp phát hiện doping trong giải đấu). Hồ sơ đánh giá mức độ vi phạm doping gồm:
a) Chứng cứ về hành vi vi phạm;
b) Các thông tin có liên quan (nếu có);
c) Bản giải trình của vận động viên, đơn vị quản lý vận động viên, liên đoàn thể thao quốc gia quản lý vận động viên (nếu có);
d) Biên bản cuộc họp.
Như vậy, Hội đồng Đánh giá mức độ vi phạm doping có các trách nhiệm được quy định như sau:
- Xem xét, đánh giá các chứng cứ và thông tin có liên quan.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping phải gửi Hồ sơ đánh giá mức độ vi phạm doping đến Trung tâm Doping và Y học thể thao hoặc Ban tổ chức giải (đối với trường hợp phát hiện doping trong giải đấu).
Hồ sơ đánh giá mức độ vi phạm doping gồm:
- Chứng cứ về hành vi vi phạm;
- Các thông tin có liên quan (nếu có);
- Bản giải trình của vận động viên, đơn vị quản lý vận động viên, liên đoàn thể thao quốc gia quản lý vận động viên (nếu có);
- Biên bản cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?