Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm hoạt động theo chế độ nào? Thành viên Hội đồng này có những quyền hạn nào?
Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm hoạt động theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2010/TT-BKHCN, có quy định về nguyên tắc hoạt động của các Hội đồng như sau:
Nguyên tắc hoạt động của các Hội đồng
Hội đồng chuyên ngành và Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau đây:
1. Hội đồng hoạt động theo chế độ làm việc tập thể, đưa ra quyết định trên cơ sở biểu quyết nhất trí theo đa số. Tùy từng trường hợp cụ thể, Hội đồng quyết định việc biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.
2. Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo hoạt động của Hội đồng trong toàn bộ nhiệm kỳ, triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch lãnh đạo Hội đồng theo ủy quyền của Chủ tịch. Phiên họp của Hội đồng chỉ được tiến hành khi có quá nửa số thành viên Hội đồng có mặt, trong đó có quá nửa số thành viên không thuộc Cơ quan chủ trì đối với Hội đồng chuyên ngành.
3. Chương trình, nội dung và kết luận của các phiên họp Hội đồng được ghi thành văn bản và lưu trữ trong hồ sơ hoạt động của Hội đồng. Kết thúc năm kế hoạch, hồ sơ gốc về hoạt động của Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm được gửi lưu trữ tại Cơ quan thường trực giúp việc Hội đồng các phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ gốc của Hội đồng chuyên ngành được lưu giữ tại phòng thí nghiệm trọng điểm theo yêu cầu của công tác kế toán tài chính, bản sao hồ sơ được sử dụng để phục vụ công việc của Hội đồng trong quá trình hoạt động và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm hoạt động theo chế độ làm việc tập thể, đưa ra quyết định trên cơ sở biểu quyết nhất trí theo đa số.
Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2010/TT-BKHCN, có quy định về quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Hội đồng chuyên ngành như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Hội đồng chuyên ngành
1. Thành viên Hội đồng chuyên ngành có các quyền hạn sau đây:
a) Tham dự các phiên họp kiểm tra, đánh giá hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm do các cơ quan quản lý tổ chức theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
b) Tham gia các khóa bồi dưỡng, hội thảo, khảo sát ở trong nước và nước ngoài để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm.
c) Hưởng quyền lợi như cộng tác viên của phòng thí nghiệm trọng điểm khi thực hiện các công trình nghiên cứu tại phòng thí nghiệm trọng điểm theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 và các Khoản 3, 4 và 5 Điều 15 của Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
d) Được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ xem xét, khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
…
Như vậy, theo quy định hiện nay thì thành viên Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm có những quyền hạn sau:
- Tham dự các phiên họp kiểm tra, đánh giá hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm do các cơ quan quản lý tổ chức theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
- Tham gia các khóa bồi dưỡng, hội thảo, khảo sát ở trong nước và nước ngoài để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm.
- Hưởng quyền lợi như cộng tác viên của phòng thí nghiệm trọng điểm khi thực hiện các công trình nghiên cứu tại phòng thí nghiệm trọng điểm theo quy định tại điểm a khoản 1 và các khoản 3, 4 và 5 Điều 15 của Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành theo Quyết định 08/2008/QĐ-BKHCN;
- Được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ xem xét, khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thành viên Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm có những trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 07/2010/TT-BKHCN, có quy định về quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Hội đồng chuyên ngành như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Hội đồng chuyên ngành
…
2. Thành viên Hội đồng chuyên ngành có trách nhiệm sau đây:
a) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng chuyên ngành.
b) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1, Điều 1 của Thông tư số 06/2010/TT-BKHCN ngày 02 tháng 7 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm ban hành theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Thành viên Hội đồng chuyên ngành phòng thí nghiệm trọng điểm có những trách nhiệm sau:
- Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng chuyên ngành;
- Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư 06/2010/TT-BKHCN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?