Hội Địa chất Công trình Và Môi trường Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì? Hội Địa chất Công trình Và Môi trường Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Hội Địa chất Công trình Và Môi trường Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Điều lệ Hội Địa chất Công trình Và Môi trường ban hành theo Quyết định 142/2005/QĐ-BNV có quy định về tôn chỉ, mục đích của Hội như sau:
Tôn chỉ, mục đích của Hội
1. Hội Địa chất Công trình và Môi trường Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những người hoạt động trong chuyên ngành Địa chất Công trình và Môi trường. Hội Địa chất Công trình và Môi trường Việt Nam là hội thành viên của Tổng hội Địa chất Việt Nam. Hội hoạt động theo Điều lệ Hội và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Mục đích của hội là tập hợp đoàn kết rộng rãi những người hoạt động trong chuyên ngành Địa chất công trình và Môi trường nhằm giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Địa chất Công trình Và Môi trường Việt Nam được thành lập nhằm mục đích là tập hợp đoàn kết rộng rãi những người hoạt động trong chuyên ngành Địa chất công trình và Môi trường nhằm giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Hội Địa chất Công trình Và Môi trường Việt Nam được thành lập nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Hội Địa chất Công trình Và Môi trường Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Điều lệ Hội Địa chất Công trình Và Môi trường ban hành theo Quyết định 142/2005/QĐ-BNV có quy định về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên trong việc nghiên cứu điều tra cơ bản về địa chất công trình và môi trường nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2. Khuyến khích và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, góp phần đào tạo nhân tài của ngành địa chất Việt Nam.
3. Thông tin, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về địa chất, tài nguyên khoáng sản trong nhân dân, tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, khoáng sản và môi trường.
4. Nghiên cứu áp dụng các học thuyết mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm tiên tiến ở trong nước và trên thế giới vào lĩnh vực địa chất công trình và môi trường.
5. Tư vấn, giám định và phản biện với nhà nước, các bộ ngành khi có yêu cầu về chiến lược phát triển công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản, tham gia xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn nhà nước về lĩnh vực địa chất công trình, về các chính sách chế độ và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy ngành địa chất công trình phát triển.
6. Tiến hành các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tạo nguồn thu cho quỹ của hội.
Như vậy, Hội Địa chất Công trình Và Môi trường Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
- Động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên trong việc nghiên cứu điều tra cơ bản về địa chất công trình và môi trường nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Khuyến khích và giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, góp phần đào tạo nhân tài của ngành địa chất Việt Nam.
- Thông tin, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về địa chất, tài nguyên khoáng sản trong nhân dân, tuyên truyền bảo vệ tài nguyên, khoáng sản và môi trường.
- Nghiên cứu áp dụng các học thuyết mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm tiên tiến ở trong nước và trên thế giới vào lĩnh vực địa chất công trình và môi trường.
- Tư vấn, giám định và phản biện với nhà nước, các bộ ngành khi có yêu cầu về chiến lược phát triển công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản, tham gia xây dựng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn nhà nước về lĩnh vực địa chất công trình, về các chính sách chế độ và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy ngành địa chất công trình phát triển.
- Tiến hành các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tạo nguồn thu cho quỹ của hội.
Hội Địa chất Công trình Và Môi trường Việt Nam hoạt động theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 5 Điều lệ Hội Địa chất Công trình Và Môi trường ban hành theo Quyết định 142/2005/QĐ-BNV có quy định về phương thức hoạt động như sau:
Phương thức hoạt động
1. Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi thông tin về chuyên ngành Địa chất Công trình và Môi trường trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
2. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho các hội viên và quần chúng khi có yêu cầu.
3. Tham gia vào việc xuất bản các sách báo ngành địa chất.
4. Hỗ trợ các hoạt động. nghiên cứu điều tra địa chất, khoáng sản; khen thưởng động viên các hoạt động sáng tạo, các công trình nghiên cứu xuất sắc và thành tích học tập của học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh trong ngành.
5. Mở rộng quan hệ hợp tác với các hội ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ cho hội phát triển.
Như vậy, Hội Địa chất Công trình Và Môi trường Việt Nam hoạt động theo phương thức sau:
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi thông tin về chuyên ngành Địa chất Công trình và Môi trường trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ cho các hội viên và quần chúng khi có yêu cầu.
- Tham gia vào việc xuất bản các sách báo ngành địa chất.
- Hỗ trợ các hoạt động. nghiên cứu điều tra địa chất, khoáng sản; khen thưởng động viên các hoạt động sáng tạo, các công trình nghiên cứu xuất sắc và thành tích học tập của học sinh, sinh viên và nghiên cứu sinh trong ngành.
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các hội ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ cho hội phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?