BỘ
NỘI VỤ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
142/2005/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT
NAM
BỘ
TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số
102/SL-L004, ngày 20/05/1957,
quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP, ngày 30 tháng 07 năng 2003 của Chính phủ
quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Địa chất Công trình và Môi trường Việt Nam và của
Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Điều lệ Hội Địa chất Công trình và Môi trường Việt Nam
đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội thông qua ngày 16 tháng 04
năm 2005.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Chủ tịch Hội Địa chất Công trình và Môi trường Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức
phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Quốc Tiến
|
ĐIỀU LỆ
HỘI ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành theo Quyết định số 142/2005/QĐ-BNV ngày 28/12/2005 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ)
Chương 1:
TÊN GỌI, TÔN CHỈ MỤC
ĐÍCH, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
Điều 1.
Tên Hội
Hội có tên gọi là: Hội Địa chất
Công trình và Môi trường Việt Nam.
Tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam
Association of Engineering Geology and Environment.
Điều 2.
Tôn chỉ, mục đích của Hội
1. Hội Địa chất Công trình và
Môi trường Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những người
hoạt động trong chuyên ngành Địa chất Công trình và Môi trường. Hội Địa chất
Công trình và Môi trường Việt Nam là hội thành viên của Tổng hội Địa chất Việt
Nam. Hội hoạt động theo Điều lệ Hội và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
2. Mục đích của hội là tập hợp
đoàn kết rộng rãi những người hoạt động trong chuyên ngành Địa chất công trình
và Môi trường nhằm giúp đỡ nhau phát huy tài năng và trí tuệ, nâng cao trình độ
chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện
đại hóa đất nước góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh xã hội công bằng dân
chủ văn minh.
Điều 3. Phạm
vi hoạt động
Hội Địa chất Công trình và Môi
trường Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, có trụ sở tại Hà Nội. Hội có
tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản và tài chính riêng, có tài khoản tại
Ngân hàng.
Hội Địa chất Công trình và Môi
trường Việt Nam được gia nhập các tổ chức hội có cùng chuyên ngành trong khu vực
và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Chương 2:
NHIỆM
VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
Điều 4. Nhiệm
vụ của Hội
1. Động viên nhiệt tình
và khả năng sáng tạo của hội viên trong việc nghiên cứu điều tra cơ bản về địa
chất công trình và môi trường nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
2. Khuyến khích và giúp đỡ hội
viên nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, góp phần đào tạo nhân tài của ngành địa
chất Việt Nam.
3. Thông tin, phổ biến kiến thức
khoa học kỹ thuật về địa chất, tài nguyên khoáng sản trong nhân dân, tuyên truyền
bảo vệ tài nguyên, khoáng sản và môi trường.
4. Nghiên cứu áp dụng các học
thuyết mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các kinh nghiệm tiên tiến ở trong nước
và trên thế giới vào lĩnh vực địa chất công trình và môi trường.
5. Tư vấn, giám định và
phản biện với nhà nước, các bộ ngành khi có yêu cầu về chiến lược phát triển
công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản, tham gia xây dựng quy trình, quy phạm,
tiêu chuẩn nhà nước về lĩnh vực địa chất công trình, về các chính sách chế độ
và các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy ngành địa chất công trình phát triển.
6. Tiến hành các hoạt động kinh
tế theo quy định của pháp luật thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công
nghệ nhằm tạo nguồn thu cho quỹ của hội.
Điều 5.
Phương thức hoạt động
1. Tổ chức hội nghị, hội thảo,
trao đổi thông tin về chuyên ngành Địa chất Công trình và Môi trường trong phạm
vi quốc gia, khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
2. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, ngoại ngữ cho các hội viên và quần chúng khi có yêu cầu.
3. Tham gia vào việc xuất bản
các sách báo ngành địa chất.
4. Hỗ trợ các hoạt động. nghiên
cứu điều tra địa chất, khoáng sản; khen thưởng động viên các hoạt động sáng tạo,
các công trình nghiên cứu xuất sắc và thành tích học tập của học sinh, sinh
viên và nghiên cứu sinh trong ngành.
5. Mở rộng quan hệ hợp tác với
các hội ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để học hỏi kinh nghiệm,
tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ cho hội phát triển.
Chương 3:
HỘI
VIÊN
Điều 6. Hội
viên và tiêu chuẩn hội viên
1. Công dân Việt Nam đã
hoặc đang làm công tác địa chất hoặc có liên quan đến ngành nghề địa chất, có
điều kiện tham gia thường xuyên vào các hoạt động của Hội, tự nguyện làm đơn
gia nhập Hội, đều có thể được xem xét kết nạp vào Hội Địa chất Công trình và
Môi trường Việt Nam.
2. Công dân Việt Nam ở trong và
ngoài nước, có hiểu biết về ngành Địa chất Công trình và Môi trường, có nhiệt
tình đóng góp cho Hội, công nhận Điều lệ Hội có thể được xem xét là hội viên
liên kết. Hội viên liên kết được hưởng quyền và nghĩa vụ như các hội viên khác
của Hội, trừ quyền ứng cử, bầu cử vào Ban Chấp hành và các chức danh lãnh đạo của
Hội và không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội.
3. Thủ tục kết nạp và khai trừ hội
viên do Ban Thường vụ Hội quy định.
4. Hội viên Hội Địa chất Công
trình và Môi trường Việt Nam có thể tham gia vào các hội khác.
Điều 7.
Nghĩa vụ và quyền lợi của hội viên
1. Hội viên có nghĩa vụ:
Tuân thủ, thi hành điều lệ Hội, tích cực thực hiện các nghị quyết, hoạt động của
Hội; giữ gìn uy tín, thanh danh nghề nghiệp của bản thân và của Hội; tuyên truyền
phát triển hội viên mới, tham gia sinh hoạt và đóng hội phí.
2. Hội viên có quyền:
a) Tham gia các hoạt động của Hội,
được Hội giúp đỡ để hoạt động khoa học kỹ thuật và đào tạo ở trong nước và
ngoài nước, được hưởng các quyền và lợi ích khác do Hội đem lại;
b) Được thảo luận, biểu quyết mọi
công việc của Hội, bầu cử, ứng cử vào các cơ quan của Hội, được cấp thẻ hội
viên và được xin ra khỏi Hội.
Chương 4:
TỔ
CHỨC CỦA HỘI
Điều 8.
Nguyên tắc tổ chức
Hội Địa chất Công trình và Môi
trường Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự
chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm, trước pháp luật; đoàn kết, dân chủ, tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số. Cơ quan lãnh đạo các cấp
của Hội do bầu cử lập ra; các cấp của Hội được quyết định các vấn đề thuộc phạm
vi trách nhiệm và quyền hạn của mình nhưng không được trái với Điều lệ Hội, nghị
quyết của Đại hội và pháp luật của Nhà nước.
Điều 9. Tổ
chức của Hội
1. Đại hội đại biểu toàn
quốc.
2. Ban Chấp hành Trung ương Hội.
3. Văn phòng Hội.
4. Ban Kiểm tra.
5. Chi hội ở cơ sở.
Điều 10. Đại
hội toàn quốc
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội
là Đại hội đại biểu toàn quốc với nhiệm kỳ 5 năm. Khi cần thiết Ban Chấp hành
Trung ương Hội có thể triệu tập đại hội bất thường, nếu có ít nhất 2/3 số Ủy
viên Ban Chấp hành hoặc trên 1/2 số hội viên chính thức yêu cầu. Thành phần và
số lượng đại biểu do Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định, số lượng đại biểu mời
không quá 10% số đại biểu triệu tập.
Đại hội có nhiệm vụ:
1. Thảo luận và thông qua
báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ trước, quyết định mục tiêu,
phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác cho nhiệm kỳ mới;
2. Thảo luận và thông qua nghị
quyết về sửa đổi Điều lệ Hội (nếu có);
3. Thông qua quyết toán thu, chi
và kế hoạch tài chính của Hội;
4. Bầu Ban Chấp hành Trung ương
Hội và Ban Kiểm tra nhiệm kỳ mới.
Điều 11.
Nguyên tắc biểu quyết của Đại hội
1. Đại hội thông qua những
vấn đề quan trọng của Hội bằng cách bỏ phiếu kín hoặc giơ tay. Việc lựa chọn
hình thức biểu quyết nào do Đại hội quyết định.
2. Nghị quyết của Đại hội được
quyết nghị theo đa số có mặt tại Đại hội.
3. Riêng đối với những vấn đề đặc
biệt quan trọng sau đây, phải được 2/3 số hội viên có mặt tán thành và số đó phải
vượt quá 1/2 tổng số hội viên của Hội:
a) Sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ;
b) Bãi miễn một số thành viên
Ban Chấp hành Trung ương;
c) Giải thể và thanh lý tài sản
của Hội.
Điều 12.
Ban Chấp hành Trung ương Hội
Ban Chấp hành Trung ương Hội là
cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ đại hội. Ban Chấp hành Trung ương Hội họp
định kỳ mỗi năm một lần, trường hợp cần thiết có thể tổ chức hội nghị bất thường
do Chủ tịch Hội triệu tập khi có quá 1/2 số thành viên Ban Chấp hành Trung ương
Hội yêu cầu.
Ban Chấp hành Trung ương Hội có
nhiệm vụ:
1. Bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và các Ủy viên Thường vụ;
2. Lãnh đạo và tổ chức thực hiện
nghị quyết của đại hội, thực hiện các mặt công tác của Hội trong thời gian giữa
hai kỳ Đại hội;
3. Bầu ra Ban Kiểm tra của Trung
ương Hội. Trưởng Ban Kiểm tra là Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội;
4. Khi cần thiết, có quyền bầu bổ
sung mặt số Ủy viên mới nhưng số lượng không quá 1/3 số Ủy viên do Đại hội bầu
ra.
5. Thể thức bầu các chức danh
lãnh đạo Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định.
Điều 13.
Ban Thường vụ
Ban Thường vụ là cơ quan thường
trực của Ban Chấp hành Trung ương Hội. Ban Thường vụ họp 3 tháng 1 lần, khi cần
thiết và theo đề nghị của Chủ tịch, Ban Thường vụ có thể họp bất thường.
Ban Thường vụ có nhiệm vụ:
1. Thay mặt Ban Chấp hành Trung
ương Hội chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội theo nghị quyết của đại hội,
các nghị quyết của Ban Chấp hành và phải báo cáo tình hình hoạt động giữa hai kỳ
họp của Ban Chấp hành;
2. Đại diện Ban Chấp hành Trung
ương Hội trong các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan;
3. Tùy theo yêu cầu công tác,
Ban Thường vụ có thể thành lập các ban, các tổ chức giúp việc có quy định trách
nhiệm quyền hạn của các tổ chức này.
Điều 14.
Ban Kiểm tra
Ban Kiểm tra Trung ương Hội hoạt
động độc lập về nghiệp vụ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Trung
ương Hội. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra được quy định như sau:
1. Kiểm tra việc chấp
hành Điều lệ Hội, việc thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, các Nghị quyết và
quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Hội, của Ban Thường vụ Hội;
2. Xem xét và giải quyết các đơn
thư, khiếu tố có liên quan đến hội viên và tổ chức Hội theo quy định của pháp
luật;
3. Có quyền yêu cầu hội viên,
các tổ chức của Hội báo cáo những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra đã được
Ban Thường vụ Trung ương Hội đồng ý theo quy định của pháp luật;
Điều 15. Chủ
tịch Hội
Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành
Trung ương Hội bầu. Chủ tịch Hội có quyền và trách nhiệm:
1. Đại diện pháp nhân của hội
trong các mối quan hệ và trước pháp luật;
2. Điều hành các hoạt động và
quyết định các công việc của Hội theo nghị quyết của Đại hội, Ban Chấp hành và
Ban Thường vụ Hội;
3. Chủ trì các cuộc họp Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ và các cuộc họp thường niên của Hội;
4. Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp
hành và hội viên về các hoạt động của Hội.
Điều 16.
Phó Chủ tịch Hội
Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp
hành Trung ương Hội bầu ra, là người giúp việc Chủ tịch; nhiệm vụ cụ thể do Chủ
tịch Hội phân công.
Điều 17. Tổng
Thư ký
Tổng Thư ký do Ban Chấp hành
Trung ương Hội bầu, có nhiệm vụ giúp Chủ tịch quản lý và giải quyết các công việc
hàng ngày của cơ quan Trung ương Hội. Tổng Thư ký có nhiệm vụ:
1. Trực tiếp chỉ đạo Văn phòng
và các cơ quan thường trực khác của Hội (nếu có);
2. Tổ chức thư ký và tổng hợp
tài liệu các kỳ Đại hội, các hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và hội nghị
thường niên của Hội;
3. Thực hiện chức năng giao tiếp
đối nội, đối ngoại do Chủ tịch phân công;
4. Tổng thư ký chịu trách nhiệm
quản lý tài sản, tài chính của Hội theo sự phân công của Chủ tịch;
5. Giúp việc Tổng Thư ký có
Chánh Văn phòng và một số cán bộ do Tổng Thư ký đề nghị, Chủ tịch Hội xét quyết
định; Tổng Thư ký có thể kiêm Chánh Văn phòng Hội.
Chương 5:
TÀI
SẢN VÀ TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 18.
Nguồn thu của Hội
1. Hội phí do hội viên đóng.
2. Tiền ủng hộ, tài trợ của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Tiền thu từ các hoạt động hợp
pháp khác.
Điều 19.
Các khoản chi của Hội
Hội có tài sản và tài chính độc
lập, tự cân đối thu, chi. Các khoản chi cơ bản của Hội, gồm:
1. Trang bị cơ sở vật chất cho
cơ quan Trung ương Hội;
2. Hỗ trợ hội viên để hoạt động
nghiệp vụ, chuyên môn;
3. Lương, phụ cấp cho cán bộ
chuyên trách, kiêm nhiệm;
4. Hội họp, quan hệ quốc tế,
thông tin xuất bản.
Điều 20. Quản
lý tài chính, tài sản
1. Việc quản lý và sử dụng tài sản,
tài chính của Hội được thực hiện theo quy chế của Ban Chấp hành Trung ương Hội
và theo quy định của Nhà nước.
2. Khi Hội bị giải thể thì tài sản,
tài chính của Hội phải được kiểm kê và xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 6:
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 21.
Khen thưởng
Cán bộ hội viên và các tổ chức của
Hội có thành tích sẽ được Hội khen thưởng; được đề nghị Nhà nước và các cấp
chính quyền xét khen thưởng. Hình thức khen thưởng do Ban Thường vụ Trung ương
Hội quy định.
Điều 22. Kỷ
luật
1. Cán bộ, hội viên và các tổ chức
Hội nếu vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hội thì sẽ bị thi hành kỷ luật. Hình thức
kỷ luật do Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định.
2. Trường hợp vi phạm pháp luật
nhà nước sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
Chương 7:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu
lực Điều lệ
1. Điều lệ này gồm 7 Chương, 23
Điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I, Hội Địa Chất Công trình và
Môi trường Việt Nam thông qua ngày 16 tháng 04 năm 2005;
Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc
của Hội mới có quyền sửa đổi hoặc bổ sung
2. Điều lệ này có hiệu lực thi
hành theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội vụ./.