Hội Di sản Văn hóa Việt Nam là tổ chức gì? Hội có quyền tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật không?
Hội Di sản Văn hóa Việt Nam là tổ chức gì?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 466/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động
Hội Di sản Văn hóa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tập hợp các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động nghề nghiệp hoặc có tâm huyết với di sản văn hóa để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật nhằm góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tập hợp các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động nghề nghiệp hoặc có tâm huyết với di sản văn hóa để tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
Hội được thành lập nhằm góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Hội Di sản Văn hóa Việt Nam là tổ chức gì? Hội có quyền tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Hội Di sản Văn hóa Việt Nam có tư cách pháp nhân và con dấu không?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 466/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Tư cách pháp nhân, trụ sở
Hội hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu (dấu tròn ướt và dấu nối nhỏ) và tài khoản riêng. Trụ sở của Hội đặt tại thành phố Hà Nội. Hội có văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu vực theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu (dấu tròn ướt và dấu nối nhỏ) và tài khoản riêng.
Trụ sở của Hội đặt tại thành phố Hà Nội. Hội có văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu vực theo quy định của pháp luật.
Hội Di sản Văn hóa Việt Nam có quyền tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 466/QĐ-BNV năm 2010 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Hội
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội; đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
2. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan đến sự phát triển của Hội và lĩnh vực Hội hoạt động.
5. Thành lập các tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
6. Hàng năm báo cáo tình hình tổ chức hoạt động của Hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan quản lý nhà nước ngành, chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm.
7. Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.
8. Lập thành hồ sơ lưu giữ tại trụ sở Hội danh sách hội viên, các tổ chức cơ sở trực thuộc, các chứng từ về tài chính của Hội, nghị quyết và biên bản các cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương Hội, Ban Thường vụ Hội và Thường trực Hội theo quy định của pháp luật về hội.
9. Tổ chức đánh giá thành tích, khen thưởng kịp thời các hoạt động sáng tạo của hội viên hoặc của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Theo đó, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam có quyền tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Đồng thòi, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan đến sự phát triển của Hội và lĩnh vực Hội hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?