Hội công chứng viên ở địa phương có được tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm hay không?
- Hội công chứng viên ở địa phương có được tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm hay không?
- Hội công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm thế nào trong việc tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm?
- Việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng bao gồm những nội dung gì?
Hội công chứng viên ở địa phương có được tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm hay không?
Theo khoản 4 Điều 27 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội công chứng viên như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội công chứng viên
1. Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong hành nghề theo quy định của Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên và theo quy định của pháp luật.
2. Kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, xử lý kỷ luật hội viên; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
3. Giám sát hội viên trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và Điều lệ Tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên.
4. Phối hợp với Sở Tư pháp địa phương trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm cho hội viên; tham gia ý kiến với Sở Tư pháp trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên, thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
...
Theo quy định nêu trên thì Hội công chứng viên có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp địa phương trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm cho hội viên (công chứng viên).
Ngoài ra, theo điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng như sau:
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ
1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
a) Hội công chứng viên;
b) Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
c) Học viện Tư pháp.
2. Công chứng viên có thể lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội công chứng viên ở địa phương khác hoặc Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoặc Học viện Tư pháp tổ chức.
Như vậy, Hội công chứng viên ở địa phương được tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm tại địa phương của mình.
Lưu ý: Công chứng viên có thể lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội công chứng viên ở địa phương khác hoặc Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoặc Học viện Tư pháp tổ chức.
Hội công chứng viên (Hình từ Internet)
Hội công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm thế nào trong việc tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm?
Hội công chứng viên Việt Nam có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của tổ chức thực hiện bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 01/2021/TT-BTP, cụ thể:
- Xây dựng và công bố kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ chức mình trước ngày 30 tháng 01 hàng năm;
- Chuẩn bị nội dung, chương trình, các điều kiện cần thiết khác và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ theo kế hoạch đã công bố;
- Cấp giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Mẫu TP-CC-11 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP);
- Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
- Lập và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức danh sách công chứng viên đã tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tại tổ chức mình theo từng năm.
Việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng như sau:
Nội dung, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm
1. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
a) Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
b) Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
d) Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
2. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức theo hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
Theo đó, việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây:
- Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
- Cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về công chứng và các quy định pháp luật khác có liên quan;
- Kỹ năng hành nghề công chứng; kỹ năng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình hành nghề công chứng;
- Kỹ năng quản lý, tổ chức và điều hành tổ chức hành nghề công chứng.
Lưu ý: Việc bồi dưỡng nghiệp vụ được tổ chức theo hình thức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?