Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam được tổ chức như thế nào? Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
- Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam được tổ chức như thế nào?
- Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
- Ai có quyền bổ nhiệm Trưởng ban chuyên môn Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam?
- Chi Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam được thành lập khi có bao nhiêu hội viên chính thức?
Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Điều lệ Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 69/2004/QĐ-BNV, có quy định về tổ chức của Hội như sau:
Tổ chức của Hội gồm:
- Trung ương có Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam.
- Thành phố, thị xã là các Chi hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam được tổ chức như sau:
- Trung ương có Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam.
- Thành phố, thị xã là các Chi hội.
Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam (Hình từ Internet)
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 69/2004/QĐ-BNV, có quy định về Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội như sau:
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc, tiến hành thường lệ 5 năm một lần do Ban Chấp hành Trung ương Hội triệu tập. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội hoặc ít nhất 1/2 tổng số hội viên chính thức đề nghị.
Nhiệm vụ của Đại hội:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ đã qua.
b) Quyết định phương hướng và chương trình công tác của Hội trong nhiệm kỳ tới.
c) Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Hội (nếu có).
d) Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ mới.
Như vậy, theo quy định trên thì Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
- Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ đã qua.
- Quyết định phương hướng và chương trình công tác của Hội trong nhiệm kỳ tới.
- Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Hội (nếu có).
- Bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ mới
Ai có quyền bổ nhiệm Trưởng ban chuyên môn Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 13 Điều lệ Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 69/2004/QĐ-BNV, có quy định về Chủ tịch Hội như sau:
Chủ tịch Hội
Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu ra trong số các ủy viên thường vụ, có nhiệm vụ chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Thường trực, điều hành việc triển khai các nghị quyết của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.
- Quyết định thành lập văn phòng Hội, các ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc; bổ nhiệm Trưởng ban chuyên môn, Chánh Văn phòng, kế toán trưởng và người đứng đầu các tổ chức trực thuộc.
- Ban hành các quy chế hoạt động của Hội; quyết định kết nạp và xóa tên hội viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội bổ nhiệm Trưởng ban chuyên môn Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam.
Chi Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam được thành lập khi có bao nhiêu hội viên chính thức?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Điều lệ Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 69/2004/QĐ-BNV, có quy định về Chi Hội cơ sở như sau:
Chi Hội cơ sở
1. Chi hội Chiếu sáng đô thị được thành lập theo các đơn vị hoạt động nghề nghiệp khi có từ 10 hội viên chính thức trở lên. Chi hội là tổ chức cơ sở của Hội, trực thuộc Trung ương Hội.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Chi hội cơ sở là Đại hội toàn thể hội viên tiên tiến hành thường kỳ hai năm rưỡi (30 tháng) một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành Chi hội hoặc ít nhất 1/2 tổng số hội viên chính thức đề nghị.
3. Đại hội Chi hội có nhiệm vụ:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết hoạt động của Chi hội trong nhiệm kỳ đã qua.
b) Quyết định phương hướng và chương trình công tác của Chi hội trong nhiệm kỳ tới.
c) Bầu Chi Hội trưởng và bầu đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.
d) Thảo luận và tham gia ý kiến cho báo cáo hoạt động, chương trình công tác điều lệ của tổ chức Hội cấp trên.
4. Chi hội cơ sở có nhiệm vụ thi hành Nghị quyết của Đại hội cấp mình và chỉ thị, nghị quyết của Hội cấp trên; lãnh đạo thực hiện công tác của Chi hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội; bầu Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên Thường trực. Ban Chấp hành Chi hội họp thường kỳ 3 tháng một lần. Họp bất thường của Ban Chấp hành Chi hội do Chủ tịch triệu tập hay khi có quá 1/2 số ủy viên Ban Chấp hành Chi hội hoặc Ban Chấp hành Hội cấp trên yêu cầu
Như vậy, theo quy định trên thì Chi Hội Chiếu sáng đô thị Việt Nam được thành lập khi có từ 10 hội viên chính thức trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?