Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp hạng mấy? Học viện Hành chính Quốc gia có bao nhiêu phân viện?
Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp hạng mấy?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 27/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ.
2. Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp hạng đặc biệt, là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính; tham mưu và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.
...
Theo quy định trên, Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ.
Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp hạng đặc biệt, là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức;
Đồng thời, đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính; tham mưu và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.
Học viện Hành chính Quốc gia (Hình từ Internet)
Về bồi dưỡng cán bộ công chức, Học viện Hành chính Quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 27/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Học viện Hành chính Quốc gia (sau đây gọi tắt là Học viện) có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật;
b) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật;
c) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
d) Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên quản lý nhà nước trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu;
đ) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản trị, hành chính, quản lý nhà nước cho lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và các đối tượng trong doanh nghiệp nhà nước;
e) Tham gia nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, đề xuất phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước và nền công vụ;
g) Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
2. Đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định của Luật Giáo dục đại học và pháp luật hiện hành.
...
Như vậy, trong việc bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Học viện Hành chính Quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật;
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật;
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên quản lý nhà nước trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu;
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản trị, hành chính, quản lý nhà nước cho lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và các đối tượng trong doanh nghiệp nhà nước;
- Tham gia nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu, chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; nghiên cứu, đề xuất phương hướng đổi mới và nâng cao chất lượng bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước và nền công vụ;
- Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ quản lý đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và một số nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Học viện Hành chính Quốc gia có bao nhiêu phân viện?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 27/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng.
2. Ban Tổ chức cán bộ.
3. Ban Kế hoạch - Tài chính.
4. Ban Hợp tác quốc tế.
5. Ban Quản lý bồi dưỡng.
6. Ban Quản lý đào tạo.
7. Khoa Hành chính học.
8. Khoa Nhà nước và Pháp luật.
9. Khoa Quản lý xã hội.
10. Khoa Quản lý kinh tế.
11. Khoa Quản trị nhân lực.
12. Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
13. Khoa Khoa học liên ngành.
14. Khoa Ngoại ngữ - Tin học.
15. Viện Nghiên cứu khoa học hành chính.
16. Tạp chí Quản lý nhà nước.
17. Trung tâm Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
18. Trung tâm Công nghệ và Thư viện.
19. Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung.
21. Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên.
Theo quy định trên, Học viện Hành chính Quốc gia có 03 phân viện:
- Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung.
- Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?