Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia có tối đa bao nhiêu người? Ban Giám đốc Học viện do ai bổ nhiệm?
Học viện Hành chính Quốc gia có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 27/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ.
2. Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp hạng đặc biệt, là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính; tham mưu và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.
3. Học viện Hành chính Quốc gia có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là National Academy of Public Administration, viết tắt là NAPA.
Theo quy định trên, Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nội vụ.
Học viện Hành chính Quốc gia có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là National Academy of Public Administration, viết tắt là NAPA.
Học viện Hành chính Quốc gia (Hình từ Internet)
Học viện Hành chính Quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc nghiên cứu khoa học?
Theo khoản 3 Điều 2 Quyết định 27/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Học viện Hành chính Quốc gia (sau đây gọi tắt là Học viện) có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
...
3. Về nghiên cứu khoa học:
a) Nghiên cứu khoa học hành chính, quản lý nhà nước và khoa học chính sách phục vụ công tác giảng dạy của Học viện;
b) Nghiên cứu cung cấp các luận cứ khoa học về cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức, chính sách công, chiến lược, biện pháp nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển;
c) Tham gia xây dựng các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước khi được cấp có thẩm quyền giao.
4. Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi học thuật, nghiên cứu khoa học hành chính, quản lý nhà nước và các lĩnh vực liên quan.
5. Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; xây dựng, ban hành và phát triển các chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo đại học, sau đại học theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý phôi và cấp các loại văn bằng, chứng chỉ thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng của Học viện theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện công tác khảo thí và bảo đảm chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện theo phân công của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và theo quy định của pháp luật.
8. Xuất bản và phát hành tạp chí, bản tin, các ấn phẩm khoa học, giáo trình, tài liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học hành chính và quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
9. Quyết định và chỉ đạo thực hiện Chương trình cải cách hành chính đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc Học viện.
10. Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong các lĩnh vực hoạt động của Học viện và theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và số người làm việc; thực hiện các chế độ, chính sách; đào tạo, bồi dưỡng; thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với viên chức và người lao động của Học viện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
12. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
13. Phối hợp với các đơn vị của Bộ Nội vụ xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy chế và các văn bản quy phạm pháp luật khi được cấp có thẩm quyền giao.
14. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của cấp có thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong việc nghiên cứu khoa học, Học viện Hành chính Quốc gia có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Nghiên cứu khoa học hành chính, quản lý nhà nước và khoa học chính sách phục vụ công tác giảng dạy của Học viện;
- Nghiên cứu cung cấp các luận cứ khoa học về cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức, chính sách công, chiến lược, biện pháp nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển;
- Tham gia xây dựng các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước khi được cấp có thẩm quyền giao.
Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia có tối đa bao nhiêu người? Ban Giám đốc Học viện do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 27/2022/QĐ-TTg quy định như sau:
Lãnh đạo
1. Ban Giám đốc Học viện gồm Giám đốc và không quá 04 Phó Giám đốc.
2. Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Các Phó Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Học viện.
3. Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Học viện. Các Phó Giám đốc Học viện chịu trách nhiệm trước Giám đốc Học viện và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công.
4. Giám đốc Học viện ban hành Quy chế làm việc của Học viện; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc Học viện và của các đơn vị cấu thành đơn vị thuộc, trực thuộc Học viện; quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các phòng, bộ môn và tương đương; bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Học viện.
Theo quy định trên, Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia gồm Giám đốc và không quá 04 Phó Giám đốc.
Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Các Phó Giám đốc Học viện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Học viện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?