Học sinh khuyết tật có được miễn học môn thể dục theo Thông tư 22 trong năm học mới hay không?
Học sinh khuyết tật thì có được giảm nhẹ chương trình học tập so với học sinh bình thường hay không?
Tại Điều 11 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định:
Đánh giá học sinh khuyết tật
1. Việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học.
2. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng được theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả rèn luyện và học tập. Những môn học mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông thì được đánh giá kết quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân; không kiểm tra, đánh giá những nội dung môn học hoặc môn học được miễn.
3. Đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học mà học sinh khuyết tật không có khả năng đáp ứng được yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì đánh giá kết quả thực hiện rèn luyện và học tập theo Kế hoạch giáo dục cá nhân.
Theo đó, đối với học sinh khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập, kết quả rèn luyện và học tập môn học mà học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng được theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả rèn luyện và học tập.
Học sinh khuyết tật có được miễn học môn thể dục theo Thông tư 22 trong năm học mới hay không?
Học sinh khuyết tật có được miễn học môn thể dục theo Thông tư 22 trong năm học mới hay không?
Trước đây, tại Điều 12 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT quy định:
Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật, phần thực hành môn giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN)
1. Học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong chương trình giáo dục nếu gặp khó khăn trong học tập môn học nào đó do mắc bệnh mãn tính, bị khuyết tật, bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị.
2. Hồ sơ xin miễn học gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
3. Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học.
4. Hiệu trưởng nhà trường cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong một học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm học thì môn học này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ được miễn học một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá, xếp loại cả năm học.
5. Đối với môn GDQP-AN:
Thực hiện theo Thông tư số 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn GDQP-AN
Các trường hợp học sinh được miễn học phần thực hành sẽ được kiểm tra bù bằng lý thuyết để có đủ cơ số điểm theo quy định.
Hiện nay, tại Điều 10 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định:
Đánh giá học sinh được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh
1. Học sinh gặp khó khăn trong học tập do mắc bệnh mãn tính, bị khuyết tật, bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Hồ sơ xin miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
3. Việc cho phép miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học. Hiệu trưởng nhà trường cho phép học sinh được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh theo từng học kì hoặc từng năm học.
4. Đối với học sinh được miễn học phần thực hành môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều này được kiểm tra, đánh giá thay thế bằng nội dung lý thuyết để có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định.
Theo đó, thì hiện nay học sinh khuyết tật không được miễn hoàn toàn việc học môn thể dục mà chỉ được miễn học phần thực hành. Có nghĩa là những học sinh khuyết tật vẫn phải học lý thuyết và được kiểm tra, đánh giá thay thế bằng nội dung lý thuyết để có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định.
Cần lưu ý, áp dụng Thông tư 22 sẽ thực hiện theo lộ trình. Trong năm học mới áp dụng đối với học sinh lướp 10. Còn nếu học sinh khuyết tật lớp 11 và 12 thì vẫn sẽ được miễn học môn thể dục theo Thông tư 58.
Học sinh khuyết tật có được sẽ được đánh giá bao nhiêu lần trong một học kì đối với môn thể dục?
Như đã phân tích thì học sinh miễn phần thực hành môn thể dục sẽ được đánh giá bằng lý thuyết đủ số lần theo quy định.
Do đó, đối với những học sinh này sẽ có 2 lần đánh giá thường xuyên (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) theo quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
Đồng thời, tại Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì có 1 lần đánh giá giữa kì và 1 lần đánh giá cuối kì (không bao gồm cụm chuyên đề học tập).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?