Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được vào học trình độ đại học, cao đẳng khi được công nhận hoàn thành chương trình học phải không?
- Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non phải đạt điểm tổng kết của các môn học từ bao nhiêu trở lên mới được công nhận hoàn thành chương trình học?
- Điểm tổng kết môn học của học sinh dự bị đại học được tính như thế nào?
- Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được vào học trình độ đại học, cao đẳng sau khi được công nhận hoàn thành chương trình học phải không?
Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non phải đạt điểm tổng kết của các môn học từ bao nhiêu trở lên mới được công nhận hoàn thành chương trình học?
Điều kiện học sinh được công nhận hoàn thành dự bị đại học được quy định tại Điều 9 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT như sau:
Công nhận học sinh hoàn thành dự bị đại học
1. Điều kiện học sinh được công nhận hoàn thành DBĐH:
a) Kết quả rèn luyện cả năm từ mức Đạt trở lên;
b) Điểm tổng kết của các môn học đạt từ 5,0 trở lên.
2. Hiệu trưởng trường DBĐH ban hành Quyết định công nhận học sinh hoàn thành DBĐH.
Theo quy định vừa nêu thì để được công nhận hoàn thành dự bị đại học thì điểm tổng kết của các môn học của học sinh phải đạt từ 5,0 trở lên.
Ngoài ra kết quả rèn luyện của học sinh phải đạt từ mức Đạt trở lên thì mới đủ điều kiện công nhận hoàn thành.
Hiệu trưởng trường dự bị đại học sẽ là người ban hành Quyết định công nhận học sinh hoàn thành dự bị đại học.
Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được vào học trình độ đại học, cao đẳng khi được công nhận hoàn thành chương trình học phải không? (Hình từ Internet)
Điểm tổng kết môn học của học sinh dự bị đại học được tính như thế nào?
Điểm tổng kết môn học được tính theo công thức quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT như sau:
Kiểm tra định kỳ, thi cuối khóa, điểm tổng kết môn học
1. Kiểm tra định kỳ
a) Trong năm học, mỗi môn học có 2 lần kiểm tra định kỳ bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 60 phút, môn khác là 45 phút. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 90 phút, môn khác là 60 phút;
b) Học sinh chưa đủ số lần kiểm tra định kỳ của mỗi môn học, nếu có lý do chính đáng được nhà trường xem xét kiểm tra bổ sung.
2. Thi cuối khóa
a) Các môn thi cuối khóa là ba môn theo tổ hợp môn đã sử dụng để xét tuyển vào trường DBĐH và được bồi dưỡng tại trường DBĐH;
b) Học sinh được dự thi cuối khóa khi có đủ 2 lần kiểm tra định kỳ và không nghỉ học quá 35 ngày;
c) Thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 90 phút, môn khác là 60 phút. Thời gian thi theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 120 phút, môn khác là 90 phút;
d) Hiệu trưởng trường DBĐH quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban giúp việc để tổ chức kỳ thi cuối khóa.
3. Điểm tổng kết môn học:
a) Thang điểm chấm bài kiểm tra định kỳ và bài thi cuối khóa là thang điểm 10. Đối với các bài kiểm tra định kỳ và bài thi cuối khóa bằng phương pháp trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10. Cuối năm học, mỗi môn học có một điểm tổng kết, điểm tổng kết của mỗi môn học lấy đến một chữ số thập phân;
b) Điểm tổng kết (ĐTK) của môn học có thi cuối khóa được tính theo công thức:
ĐTK = TĐKT + 2 x ĐTCK / 4
TĐKT: Tổng điểm của hai bài kiểm tra định kỳ.
ĐTCK: Điểm thi cuối khóa.
c) Điểm tổng kết của các môn học không thi cuối khóa là trung bình cộng của hai điểm kiểm tra định kỳ.
Theo quy định trên thì điểm tổng kết môn học sẽ được tính theo công thức: ĐTK = TĐKT + 2 x ĐTCK / 4
- TĐKT: Tổng điểm của hai bài kiểm tra định kỳ.
- ĐTCK: Điểm thi cuối khóa.
Lưu ý: Điểm tổng kết của các môn học không thi cuối khóa là trung bình cộng của hai điểm kiểm tra định kỳ.
Học sinh dự bị đại học ngành giáo dục mầm non sẽ được vào học trình độ đại học, cao đẳng sau khi được công nhận hoàn thành chương trình học phải không?
Điều kiện học sinh được xét chuyển được quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT như sau:
Xét chuyển học sinh hoàn thành dự bị đại học vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non
1. Điều kiện học sinh được xét chuyển:
a) Hoàn thành DBĐH;
b) Đáp ứng được yêu cầu về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (nếu có) đối với một số ngành theo quy định.
...
Như vậy, ngoài việc được nhận hoàn thành chương trình học thì học sinh còn cần phải đáp ứng được yêu cầu về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (nếu có) đối với một số ngành theo quy định thì mới được vào học trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?