Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh bồi dưỡng dự bị đại học ngành Mầm non

Số hiệu: 44/2021/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Ngô Thị Minh
Ngày ban hành: 31/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2021/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH, BỒI DƯỠNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC; XÉT CHUYỂN VÀO HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON ĐỐI VỚI HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2022 và thay thế Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng đào tạo ngành Giáo dục Mầm non; Hiệu trưởng trường dự bị đại học;

Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDDT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Ngô Thị Minh

QUY CHẾ

TUYỂN SINH, BỒI DƯỠNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC; XÉT CHUYỂN VÀO HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON ĐỐI VỚI HỌC SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học (DBĐH); xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh DBĐH.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với trường DBĐH; cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ đại học, trường cao đẳng đào tạo ngành Giáo dục Mầm non (gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng DBĐH theo Quy chế này.

Chương II

TUYỂN SINH DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Điều 3. Phương thức tuyển sinh, đối tượng và điều kiện tuyển sinh

1. Phương thức tuyển sinh: Trường DBĐH tuyển sinh bằng phương thức tuyển thẳng và xét tuyển.

2. Đối tượng

a) Đối tượng tuyển thẳng:

- Thí sinh người dân tộc thiểu số rất ít người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người;

- Thí sinh cử tuyển theo quy định tại Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.

b) Đối tượng xét tuyển:

- Thí sinh là người dân tộc thiểu số thường trú từ 18 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh tại các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực 1 (KV1) quy định tại Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại khu vực này;

- Thí sinh là người dân tộc Kinh thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cấp có thẩm quyền và có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại vùng này. Trường DBĐH được tuyển không quá 5% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm thí sinh là người dân tộc Kinh.

c) Đối tượng đã một lần trúng tuyển và nhập học DBĐH không được xét tuyển DBĐH lần thứ hai; các đối tượng đang học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học không được xét tuyển DBĐH.

3. Điều kiện tuyển sinh

a) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT;

b) Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

Điều 4. Đề án tuyển sinh

1. Căn cứ Quy chế này và Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trường DBĐH xây dựng Đề án tuyển sinh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

2. Đề án tuyển sinh của trường bao gồm các nội dung sau:

a) Phương thức tuyển sinh, đối tượng và điều kiện tuyển sinh;

b) Chỉ tiêu tuyển sinh;

c) Các căn cứ, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;

d) Ưu tiên (nếu có) trong xét tuyển đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

đ) Thời gian tổ chức tuyển sinh.

3. Các trường DBĐH công khai Đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường trước 15 ngày làm việc tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký tuyển sinh.

Điều 5. Tổ chức tuyển sinh và triệu tập thí sinh trúng tuyển

1. Đăng ký tuyển sinh

Thí sinh thuộc đối tượng và đủ điều kiện tuyển sinh quy định tại Điều 3 của Quy chế này được đăng ký tuyển sinh vào một trường DBĐH theo một trong các phương thức sau: Nộp 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp cho trường DBĐH hoặc đăng kí trên hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường DBĐH.

2. Hồ sơ đăng ký tuyển sinh:

a) Đối với phương thức tuyển thẳng, hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký vào học DBĐH theo mẫu;

- Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;

- Bản sao Giấy khai sinh;

- Quyết định đi học theo chế độ cử tuyển của cấp có thẩm quyền đối với thí sinh cử tuyển.

b) Đối với phương thức xét tuyển, hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký xét tuyển vào học DBĐH theo mẫu;

- Bản sao Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi quy định tại Đề án tuyển sinh;

- Bản sao Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;

- Bản sao Học bạ THPT;

- Bản sao Giấy khai sinh;

- Bản xác nhận thường trú của thí sinh và cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ.

3. Tổ chức tuyển sinh

Căn cứ Đề án tuyển sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; căn cứ chỉ tiêu được phê duyệt sau khi đã trừ đi số thí sinh dân tộc thiểu số rất ít người diện tuyển thẳng; căn cứ số lượng hồ sơ đăng ký tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh của trường DBĐH quyết định phương án điểm trúng tuyển đối với từng cách thức sử dụng xét tuyển, tiến hành xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

4. Phê duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển

Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh, Hiệu trưởng trường DBĐH phê duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển, công bố trên trang thông tin điện tử của trường và niêm yết công khai tại trụ sở của trường danh sách thí sinh trúng tuyển.

5. Triệu tập thí sinh trúng tuyển:

a) Trường DBĐH gửi thông báo nhập học cho thí sinh trúng tuyển;

b) Thí sinh nhập học cần hoàn thiện hồ sơ đăng ký tuyển sinh và xuất trình bản gốc để đối chiếu những giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này; thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đăng ký tuyển sinh;

c) Trường DBĐH tổ chức kiểm tra, đối chiếu hồ sơ của thí sinh nhập học theo quy định.

Chương III

BỒI DƯỠNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Điều 6. Chương trình bồi dưỡng

1. Nội dung bồi dưỡng

a) Học sinh DBĐH được bồi dưỡng kiến thức văn hóa ba môn theo tổ hợp môn đã sử dụng để xét tuyển vào trường DBĐH (môn 1, môn 2, môn 3) và môn Tiếng Anh, môn Tin học;

b) Học sinh DBĐH được rèn luyện sức khỏe (RLSK) và tham gia các hoạt động giáo dục (HĐGD). Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, nhu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh, Hiệu trưởng trường DBĐH lựa chọn các nội dung RLSK và HĐGD phù hợp;

c) Trường DBĐH chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo đề cương chi tiết các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

2. Khung thời gian

a) Đối với các tổ hợp môn không có môn Tiếng Anh

Môn 1 (Toán hoặc Văn)

Môn 2

Môn 3

Tiếng Anh

Tin học

RLSK và HĐGD

Tổng

9 tiết/ tuần

6 tiết/ tuần

6 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

30 tiết/ tuần

b) Đối với các tổ hợp môn có môn Tiếng Anh

Môn 1 (Toán hoặc Văn)

Môn 2

Môn 3 (Tiếng Anh)

Tin học

RLSK và HĐGD

Tổng

9 tiết/ tuần

6 tiết/ tuần

9 tiết/ Tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

30 tiết/ tuần

Đối với tổ hợp môn có đồng thời môn Toán và môn Văn, thời gian học môn Toán là 8 tiết/tuần, thời gian học môn Văn là 7 tiết/tuần.

c) Thời gian bồi dưỡng DBĐH là 01 năm học. Hiệu trưởng trường DBĐH quyết định Kế hoạch năm học đảm bảo đủ 28 tuần thực học, thời gian còn lại để tổ chức ôn tập, thi cuối khóa và các hoạt động khác.

Điều 7. Kiểm tra định kỳ, thi cuối khóa, điểm tổng kết môn học

1. Kiểm tra định kỳ

a) Trong năm học, mỗi môn học có 2 lần kiểm tra định kỳ bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 60 phút, môn khác là 45 phút. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 90 phút, môn khác là 60 phút;

b) Học sinh chưa đủ số lần kiểm tra định kỳ của mỗi môn học, nếu có lý do chính đáng được nhà trường xem xét kiểm tra bổ sung.

2. Thi cuối khóa

a) Các môn thi cuối khóa là ba môn theo tổ hợp môn đã sử dụng để xét tuyển vào trường DBĐH và được bồi dưỡng tại trường DBĐH;

b) Học sinh được dự thi cuối khóa khi có đủ 2 lần kiểm tra định kỳ và không nghỉ học quá 35 ngày;

c) Thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 90 phút, môn khác là 60 phút. Thời gian thi theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 120 phút, môn khác là 90 phút;

d) Hiệu trưởng trường DBĐH quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban giúp việc để tổ chức kỳ thi cuối khóa.

3. Điểm tổng kết môn học:

a) Thang điểm chấm bài kiểm tra định kỳ và bài thi cuối khóa là thang điểm 10. Đối với các bài kiểm tra định kỳ và bài thi cuối khóa bằng phương pháp trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10. Cuối năm học, mỗi môn học có một điểm tổng kết, điểm tổng kết của mỗi môn học lấy đến một chữ số thập phân;

b) Điểm tổng kết (ĐTK) của môn học có thi cuối khóa được tính theo công thức:

ĐTK =

TĐKT + 2 x ĐTCK

4

TĐKT: Tổng điểm của hai bài kiểm tra định kỳ.

ĐTCK: Điểm thi cuối khóa.

c) Điểm tổng kết của các môn học không thi cuối khóa là trung bình cộng của hai điểm kiểm tra định kỳ.

Điều 8. Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

1. Trường DBĐH tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy cô, nhân viên, bạn bè trong nhà trường, với gia đình và xã hội; ý thức và kết quả phấn đấu vươn lên trong học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, của trường và các đoàn thể, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

2. Kết quả rèn luyện của học sinh trong cả năm học được đánh giá theo một trong bốn mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

a) Đánh giá mức Tốt đối với học sinh thực hiện đầy đủ các quy định dưới đây:

- Chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, nội quy nhà trường; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;

- Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị; luôn kính trọng thầy cô, người lớn tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;

- Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;

- Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;

- Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

b) Đánh giá mức Khá đối với học sinh thực hiện được những quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nhưng chưa đạt đến mức Tốt; còn có thiếu sót đã kịp thời sửa chữa sau khi giáo viên và tập thể lớp góp ý.

c) Đánh giá mức Đạt đối với học sinh có một số khuyết điểm trong việc thực hiện các quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nhưng mức độ chưa nghiêm trọng; sau khi được nhắc nhở, giáo dục đã tiếp thu, sửa chữa và được công nhận tiến bộ.

d) Đánh giá mức Chưa đạt đối với học sinh chưa đạt tiêu chuẩn mức Đạt.

Chương IV

XÉT CHUYỂN HỌC SINH VÀO HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

Điều 9. Công nhận học sinh hoàn thành dự bị đại học

1. Điều kiện học sinh được công nhận hoàn thành DBĐH:

a) Kết quả rèn luyện cả năm từ mức Đạt trở lên;

b) Điểm tổng kết của các môn học đạt từ 5,0 trở lên.

2. Hiệu trưởng trường DBĐH ban hành Quyết định công nhận học sinh hoàn thành DBĐH.

Điều 10. Xét chuyển học sinh hoàn thành dự bị đại học vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

1. Điều kiện học sinh được xét chuyển:

a) Hoàn thành DBĐH;

b) Đáp ứng được yêu cầu về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (nếu có) đối với một số ngành theo quy định.

2. Quy trình xét chuyển học sinh hoàn thành dự bị đại học vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

a) Quý I hàng năm, trường DBĐH trực tiếp làm việc và thống nhất với các cơ sở đào tạo về chỉ tiêu và kế hoạch tiếp nhận học sinh hoàn thành DBĐH. Trường DBĐH thông báo công khai chỉ tiêu tiếp nhận của các cơ sở đào tạo;

b) Điểm xét chuyển là tổng điểm tổng kết của ba môn thi cuối khóa;

c) Trường DBĐH thực hiện theo các bước sau:

- Hướng dẫn học sinh đăng ký nguyện vọng xét chuyển vào cơ sở đào tạo. Mỗi học sinh hoàn thành DBĐH được đăng ký không quá 03 nguyện vọng xét chuyển vào ngành học của cơ sở đào tạo, sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất);

- Nhập dữ liệu học sinh đăng ký xét chuyển; thông báo công khai dữ liệu trên trang thông tin điện tử của trường trong thời gian 5 ngày làm việc; cho phép học sinh được thay đổi thứ tự nguyện vọng đã đăng ký trong thời gian công khai dữ liệu; hoàn thiện dữ liệu xét chuyển sau khi học sinh điều chỉnh nguyện vọng;

- Đối với mỗi ngành của cơ sở đào tạo, xét bắt đầu từ nguyện vọng 1, căn cứ điểm xét tuyển của học sinh lấy từ cao xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu; nếu vẫn còn chỉ tiêu thì xét đến nguyện vọng 2; nguyện vọng 3. Trường hợp học sinh không đủ điểm xét chuyển theo các nguyện vọng đã đăng ký thì được Hội đồng xét chuyển vào cơ sở đào tạo còn chỉ tiêu;

- Hiệu trưởng trường DBĐH phê duyệt kết quả xét chuyển học sinh hoàn thành DBĐH vào các cơ sở đào tạo; công bố kết quả trên trang thông tin điện tử của trường và niêm yết công khai tại trụ sở của trường; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo những vướng mắc (nếu có) trong quá trình xét chuyển để đảm bảo quyền lợi cho học sinh.

3. Hồ sơ của học sinh do trường DBĐH bàn giao cho các cơ sở đào tạo tiếp nhận gồm:

a) Hồ sơ nhập học DBĐH của học sinh và minh chứng đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh hoàn thành DBĐH;

c) Văn bản phê duyệt kết quả xét chuyển học sinh hoàn thành DBĐH vào cơ sở đào tạo.

4. Xét chuyển học sinh cử tuyển hoàn thành DBĐH vào các cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 141/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.

Điều 11. Bảo lưu kết quả tuyển sinh và lưu ban

1. Bảo lưu kết quả tuyển sinh DBĐH cho những học sinh đã trúng tuyển DBĐH thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thời gian bảo lưu sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự không quá 01 năm;

b) Bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị từ một tháng trở lên, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền, thời gian bảo lưu không quá 01 năm.

2. Học sinh DBĐH thuộc một trong các trường hợp dưới đây được xét lưu ban 01 lần:

a) Nghỉ học quá 35 ngày do ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

b) Không thi đủ ba môn cuối khóa theo quy định do ốm đau hoặc tai nạn, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

c) Học sinh người dân tộc thiểu số rất ít người, học sinh cử tuyển chưa đủ điều kiện công nhận hoàn thành DBĐH theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế này.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của trường dự bị đại học và cơ sở đào tạo

1. Trường DBĐH có trách nhiệm:

a) Xây dựng Đề án tuyển sinh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; tổ chức tuyển sinh; xây dựng kế hoạch năm học và tổ chức bồi dưỡng DBĐH; tổ chức xét chuyển học sinh hoàn thành DBĐH và bàn giao học sinh cho các cơ sở đào tạo.

b) Phối hợp với địa phương tiếp nhận học sinh cử tuyển học DBĐH;

2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm:

a) Phối hợp với các trường DBĐH để thống nhất về chỉ tiêu và kế hoạch tiếp nhận học sinh hoàn thành DBĐH;

b) Tiếp nhận học sinh hoàn thành DBĐH theo chỉ tiêu đã thống nhất với trường DBĐH.

Điều 13. Chế độ báo cáo và lưu trữ

1. Hằng năm, trường DBĐH báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả xét chuyển học sinh hoàn thành DBĐH vào các cơ sở đào tạo trước ngày 30 tháng 9, kết quả tuyển sinh DBĐH trước ngày 30 tháng 10.

2. Bài kiểm tra định kỳ, thi cuối khóa và các tài liệu liên quan đến công tác tuyển sinh, bồi dưỡng, xét chuyển học sinh DBĐH vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được bảo quản và lưu trữ theo quy định.

Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quy chế này không áp dụng đối với học sinh trúng tuyển vào DBĐH năm học 2021 - 2022.

2. Các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu trong Quy chế này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Quy chế này được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế./.

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 44/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN/TUYỂN THẲNG VÀO DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Kính gửi: ………………………… (Ghi rõ tên trường dự dị đại học)

1. Họ và tên thí sinh: ……………………………………………………………………………..

2. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………….

3. Dân tộc: .....................................................................................................................

4. Nơi thường trú: (tổ/thôn/xóm/bản, xã/phường, huyện/thị xã/thành phố, tỉnh)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

5. Năm tốt nghiệp THPT: …………………………………………………………………………

6. Thí sinh có thuộc ít nhất một trong các đối tượng sau: Đã từng trúng tuyển và nhập học dự bị đại học; đang học đại học; đã tốt nghiệp đại học

Có thuộc □ Không thuộc □

7. Tổ hợp môn đăng kí bồi dưỡng dự bị đại học (dành cho thí sinh thuộc đối tượng tuyển thẳng): ……………………………………………………………………………………………..

8. Điểm bài thi/môn thi theo tổ hợp xét tuyển của kỳ thi sử dụng để xét tuyển (dành cho thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển)

Nguyện vọng 1:

Bài thi/Môn thi 1: …………/………… điểm;

Bài thi/Môn thi 2: …………/………… điểm;

Bài thi/Môn thi 3: …………/………… điểm;

Tổng điểm: ………………………………….

Nguyện vọng 2:

Bài thi/Môn thi 1: …………/………… điểm;

Bài thi/Môn thi 2: …………/………… điểm;

Bài thi/Môn thi 3: …………/………… điểm;

Tổng điểm: ………………………………….

9. Điểm trung bình môn cả năm lớp 12 của ba môn theo tổ hợp sử dụng xét tuyển (dành cho thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT để xét tuyển)

Nguyện vọng 1:

Bài thi/Môn thi 1: …………/………… điểm;

Bài thi/Môn thi 2: …………/………… điểm;

Bài thi/Môn thi 3: …………/………… điểm;

Tổng điểm: ………………………………….

Nguyện vọng 2:

Bài thi/Môn thi 1: …………/………… điểm;

Bài thi/Môn thi 2: …………/………… điểm;

Bài thi/Môn thi 3: …………/………… điểm;

Tổng điểm: ………………………………….

10. Tôi có nguyện vọng xin đăng ký xét tuyển/tuyển thẳng vào học dự bị đại học

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã cung cấp.

Giấy báo kết quả xét tuyển/tuyển thẳng xin gửi theo địa chỉ sau:

…………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………………….

…………, ngày………tháng………năm……

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

VIETNAM MINISTRY OF EDUCAITON AND TRAINING
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 44/2021/TT-BGDDT

Hanoi, December 31, 2021

 

CIRCULAR

PROMULGATING REGULATIONS ON ENROLMENT AND TRAINING IN UNIVERSITY PREPARATORY PROGRAMS (UPP); CONSIDERATION OF PERMISSION FOR TRANSFER TO UNDERGRADUATE OR JUNIOR COLLEGE DEGREE PROGRAMS IN PRESCHOOL EDUCATION FIELD OF STUDY FOR UPP STUDENTS

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012; the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to the Government’s Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017, setting out regulations on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Upon the request of the Director of the Department of Ethnic Education;

The Minister of Education and Training of Vietnam herein adopts the Regulations on enrolment and training in university preparatory programs (UPP); consideration of permission for transfer to undergraduate or junior college degree programs in preschool education field of study for UPP students.

Article 1. Regulations on enrolment and training in university preparatory programs (UPP); consideration of permission for transfer to undergraduate or junior college degree programs in preschool education field of study for UPP students are enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Chief of the Office; Director of the Department of Ethnic Education; Heads of affiliated entities of the Ministry of Education and Training; Directors of Departments of Education and Training; Directors of Department of Education, Science and Technology in Bac Lieu province; Directors of universities, academies; Provosts of junior colleges providing preschool education training programs; Headmasters of university preparatory schools; Principals of Viet Bac Highland School; interested entities and persons shall be responsible for implementing this Circular./.

 

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Ngo Thi Minh

 

REGULATIONS

ON ENROLMENT AND TRAINING IN UNIVERSITY PREPARATORY PROGRAMS (UPP); CONSIDERATION OF PERMISSION FOR TRANSFER TO UNDERGRADUATE OR JUNIOR COLLEGE DEGREE PROGRAMS IN PRESCHOOL EDUCATION FIELD OF STUDY FOR UPP STUDENTS
(Issued as an annex to the Circular No. 44/2021/TT-BGDDT dated December 31, 2021 of the Minister of Education and Training)

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

These Regulations prescribe enrolment and training in university preparatory programs (UPP); consideration of permission for transfer to undergraduate or junior college degree programs in preschool education field of study for UPP students.

Article 2. Subjects of application

These Regulations apply to university preparatory schools; higher education and other education institutions licensed to provide undergraduate degree programs; junior colleges providing preschool education training courses (collectively referred to as educational institution); entities and persons involved.

Viet Bac Highland School shall perform UP training tasks according to these Regulations.

Chapter II

ENROLMENT IN UNIVERSITY PREPARATORY PROGRAMS

Article 3. Enrolment method, candidates and enrolment conditions

1. Enrolment method: UP schools can apply both direct and admission consideration method.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Candidates for direct admission:

- Candidates from ethnic minorities who have graduated from high school in accordance with the provisions of the Government's Decree No. 57/2017/ND-CP dated May 9, 2017, stipulating incentive policies for admission and study support for preschool children, pupils and students of ethnic minorities with small populations;

- Nominees for training programs according to the provisions of the Government’s Decree No. 141/2020/ND-CP dated December 8, 2020, stipulating the admission nomination policy for students from ethnic minorities.

b) Candidates for the admission consideration process:

- Candidates from ethnic minorities permanently residing for 18 consecutive months or more till the date of submission of enrollment registration documents at tier-1 (KV1) communes, wards and townships as prescribed in the Regulations on Enrollment in university degree programs; enrolment in Preschool Education programs issued by the Minister of Education and Training and whose natural parents or guardians are permanently residing in these areas;

- Candidates from Kinh ethnicity permanently residing for 36 consecutive months or more till the date of application for enrollment in areas with extremely difficult socio-economic condition as prescribed by competent authorities and whose natural parents or guardians are permanently residing in these areas. UP schools are allowed to accept no more than 5% of total annual enrollment quota for candidates who are from the Kinh ethnic group.

c) Candidates who once have been admitted and enrolled to a UP school shall not be entitled to the second admission; university students or graduates shall not be entitled to admission to a UP school.

3. Enrolment conditions

a) Candidates completing upper secondary education diplomas;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Enrolment proposal

1. Pursuant to these Regulations and the Regulations on enrollment in undergraduate degree programs; enrollment in junior college degree programs in preschool education field of study issued by the Minister of Education and Training, UP schools shall develop enrollment proposals and submits them to the Ministry of Education and Training to seek its approval.

2. Each enrolment proposal must contain the followings:

a) Enrolment method, candidates and enrolment conditions;

b) Student intake;

c) Basis, groups of subjects considered for admission, thresholds for entry quality assurance;

d) Preferential treatment (if any) used when considering admission of candidates from ethnic minorities that are permanently residing in areas facing extreme socio-economic disadvantage;

dd) Enrolment schedule.

3. 15 working days before enrolment in UPP is open for candidates, UP schools must post enrolment proposals on their websites.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Registration for admission

Candidates who are eligible and meet enrolment requirements set out in Article 3 herein are entitled to apply for enrolment to a UP school according to one of the following methods: Apply by post or directly to an expected UP school or register online on the electronic enrolment system of that school.

2. Application dossier including:

a) For direct admission, each dossier is composed of:

- Registration form available for use;

- Copy of secondary education graduation diploma or temporary certificate of completion of secondary education program;

- Copy of the birth certificate;

- Decision on nomination for training program issued by the competent authority to the eligible candidate.

b) For admission consideration, each dossier is composed of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Copy of the test result certificate prescribed in the enrolment proposal;

- Copy of secondary education graduation diploma or temporary certificate of completion of secondary education program;

- Copy of the high school transcript record;

- Copy of the birth certificate;

- Written confirmation of permanent residence of candidate and his/her natural parent or guardian.

3. Carrying out the enrolment procedures:

Pursuant to the enrollment proposal approved by the Ministry of Education and Training; based on the approved quota after deducting the number of ethnic minority candidates eligible for direct admission; based on the number of enrollment applications, the Admissions Council of the UP school will decide on the admission score plans for use in each form of admission consideration and carry out the admission consideration process according to the principle of admission granted in descending order of scores.

4. Approving the list of enrollees

Within a maximum of 30 working days from the deadline for submission the enrollment application, the Rector of a UP school approves the list of successful candidates, publishes it on the school's website and publicly posts it at the school's headquarter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Each UP school sends admission notices or offers to successful candidates;

b) Admission candidates need to complete the enrollment application dossier and present the originals of required documents to be checked against the documents specified in Clause 2 of this Article; Candidates are responsible for the authenticity of the information given in the enrollment application dossier;

c) The UP school checks and verifies submitted documents of enrollees in accordance with regulations in force.

Chapter III

TRAINING IN UNIVERSITY PREPARATORY PROGRAMS

Article 6. Training courses

1. Training curriculum

a) UPP students are entitled to training in academic knowledge of three subjects classified into the subject areas considered for admission to the UP school (subject 1, subject 2, subject 3), English and Informatics;

b) UPP students have access to physical training activities and academic activities. Based on actual condition of each school, academic and extracurricular demands of students, school’s Rectors can decide on appropriate ones;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Time frame

a) Non-English subject areas

Subject 1 (Mathematics or Literature)

Subject 2

Subject 3

English

Informatics

Physical activity and academic activity

Total

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6 periods/week

6 periods/week

3 periods/week

3 periods/week

3 periods/week

30 periods/week

b) English-included subject areas

Subject 1 (Mathematics or Literature)

Subject 2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Informatics

Physical activity and academic activity

Total

9 periods/week

6 periods/week

9 periods/week

3 periods/week

3 periods/week

30 periods/week

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) UP training duration is equivalent to an academic year. The Rector of the UP school can decide the academic Plan that ensures that the actual duration of study is 28 weeks and the remaining duration is intended for classes on consolidation of learning, final exams and other activities.

Article 7. Periodic tests, final exams, total subject score

1. Periodic tests

a) During an academic year, there must be two periodic tests delivered in either form of multiple choice or writing. Duration of a multiple-choice test on Mathematics is 60 minutes and on other subjects is 45 minutes. Duration of a writing test on Mathematics and Literature is 90 minutes and on other subjects is 60 minutes;

b) If a student missing any periodic test of each subject is able to give valid reasons, he/she is entitled to consideration of complementary test.

2. Final exam

a) Subjects used in the final exam are three subjects according to subject areas of which scores are considered for admission of the examinee to the UP school and in which the examinee is trained at the UP school;

b) The student can take the final exam when fully completing two periodic tests and not being absent from class for more than 35 days;

c) The final exam can be in either multiple-choice or writing form. Duration of a final exam on Mathematics is 90 minutes and on other subjects is 60 minutes. Duration of a final exam on Mathematics and Literature is 120 minutes and on other subjects is 90 minutes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Total subject scores:

a) The grading scale for the periodic test and the final exam is a 10-point scale. For the periodic test and the final exam in the multiple-choice form, it is possible to adopt another grading scale, but total score must be converted according to the 10-point scale. At the end of each school year, each subject has a final score, the final score of each subject is rounded to the nearest tenth;

b) Total score (DTK) of each subject with the final exam is calculated according to the following formula:

 DTK =

TDKT + 2 x DTCK

 

4

TDKT: Total score of both periodic tests.

DTCK: Final-exam score.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 8. Assessment of training outcomes

1. Each UP school organizes the assessment of students' training results based on specific expressions concerning their ethical attitudes and behaviors; behaviors towards school teachers, staff, friends, family and social members; awareness and efforts in learning or participating in collective activities of the class, school and unions; conformance to health, wellness, hygiene and environmental protection requirements.

2. One of the following grades indicating training outcome is given to a student for his/her entire academic year: Good, Fair, Satisfactory, Unsatisfactory.

a) Good grade is given when he/she meets the following regulations:

- Strictly comply with law, regulatory regulations on social order, safety, traffic safety and school rules; actively engage in the fight against misconducts, prevention and control of crimes and social evils;

- Actively cultivate moral qualities, lead a healthy and simple lifestyle; always respect teachers and the elderly; have a sense of team-building responsibility, solidarity, and gain trust and love from other friends;

- Fully complete learning tasks; keep moving forward; show honesty in his/her life and study;

- Actively train his/her body; maintain hygiene and protect environment;

- Fully participate in educational activities and activities organized by the school; actively participate in activities of the Ho Chi Minh Communist Youth Union.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Give the Satisfactory grade to the student who has some faults when implementing the regulatory provisions laid down in point a of clause 2 of this Article, if these faults are not serious; after being reminded or enlightened, he/she has been corrected and obtain recognition that he/she is making progress.

d) Give the Unsatisfactory grade to the student that has not yet reached the Satisfactory grade.

Chapter IV

CONSIDERATION OF PERMISSION FOR TRANSFER TO UNDERGRADUATE OR JUNIOR COLLEGE DEGREE PROGRAMS IN PRESCHOOL EDUCATION FIELD OF STUDY

Article 9. Recognition for completion of UP programs

1. Eligibility conditions for completion of a UP program:

a) Training outcome in the entire academic year is graded Satisfactory or higher;

b) Total score of all subjects is at least 5.0.

2. Rectors shall be accorded authority to grant decisions on completion of UP program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Eligibility conditions:

a) Complete the UP program;

b) Reach the thresholds for entry quality assurance (if any) set in several fields of study in accordance with regulations in force.

2. Procedures for consideration of permission for transfer to undergraduate or junior college degree programs in preschool education field of study

a) In the first quarter each year, UP schools directly discuss student intakes and plans for admission of students completing the UP program with training institutions. Then they must make student intakes known to the public;

b) Scores considered for transfer is total score of three subjects involved in the final exam.

c) UP schools must take the following steps:

- Instruct students to register their option to transfer to the training institution. Each student completing UP program may register no more than 03 options to transfer to the major trained by the school, arrange options in descending order (option 1 is ranked in the first place);

- Input applicant data; post them on the school’s website within 05 working days; allow applicants to change the order of registered options during data posting duration; finalize data on consideration of transfer after completed changes in options;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Rector of the UP school can approve admission consideration results; post them on the school’s website and at the campus; report to the Ministry of Education and Training on any issue or problem arising from the admission consideration process to protect rights and benefits of students.

3. Applicant's dossier transferred by the UP school to the receiving training institution is composed of:

a) Dossier on admission in the UP school of the student and evidence showing that the student intake quota referred to in point b of clause 1 of this Article is satisfied;

b) Academic and training results of the student completing UPP;

c) Written statement of approval of results of consideration of permission for transfer to the receiving training institution.

4. Consider nominated students completing UPP for transfer to training institutions according to the provisions of the Government’s Decree No. 141/2020/ND-CP dated December 8, 2020, stipulating the admission nomination policy for students from ethnic minorities.

Article 11. Intermission and grade repetition

1. A student getting admitted in the UP program is entitled to intermission in the following cases:

a) He/she is on duty in the military. In this case, the duration of intermission is not more than one year after discharge from military duty;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. When falling into the following situations, a UP student will be considered for the first grade retention:

a) Skip the class for more than 35 days due to sickness or accident needing medical treatment. In this case, competent health authority's certification is required.

b) Skip the test on any required subject due to health problem or accident. In this case, competent health authority's certification is required.

c) The student from ethnic minority with small population; the student nominated for admission in training program has not fully satisfied conditions for completion of UPP specified in clause 1 of Article 9 herein.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 12. Responsibilities of UP schools and training institutions

1. UP schools shall:

a) Develop an enrollment proposal and submit it to the Ministry of Education and Training for approval; formulate the schedule of academic activities in the academic year and organize UPP training sessions; take charge of consideration of permission for transfer of students completing UPP to training institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Training institutions shall:

a) Discuss student intakes and plans for admission of students completing the UP program with training institutions;

b) Enroll students completing UPP according to student intake quota agreed with training institutions.

Article 13. Reporting and filing regime

1. Each year, UP schools shall report to the Ministry of Education and Training on results of consideration of permission for transfer of students completing UPP to training institutions by September 30; results of admission of UPP students by October 30.

2. Answer sheets in periodic tests, final exams and other documents related to the process of student admission, training and consideration of permission for transfer of UPP students to undergraduate and junior college degree programs in Preschool Education field of study must be stored and filed according to regulations in force.

Article 14. Grandfather clause

1. Regulations of point d of clause 1 of Article 10 herein are not applied to students admitted in UPP in the academic year 2021 - 2022.

2. If legal documents referred to in this Circular are amended, supplemented or replaced, those used as references herein must be revised and new ones created from such change shall prevail./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 về Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


10.272

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.141.69
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!