Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 26/2016/TT-BGDĐT quy chế tuyển sinh tổ chức bồi dưỡng đại học cao đẳng trung cấp sư phạm

Số hiệu: 26/2016/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Thị Nghĩa
Ngày ban hành: 30/12/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 26/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh hệ dự bị đại học, tổ chức bồi dưỡng hệ dự bị đại học, việc xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học.

 

Theo đó, Quy chế mới tại Thông tư số 26/2016 có những thay đổi so với Quy chế về việc tuyển sinh, xét chọn và phân bổ vào trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học tại Thông tư 25/2010/BGDĐT như sau:
 
- Hình thức tuyển sinh hệ dự bị đại học là xét tuyển hoặc tuyển thẳng.
 
- Hệ dự bị đại học được xét tuyển sinh theo 02 phương thức là xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông hoặc xét tuyển dựa trên kết quả thi trung học phổ thông.
 
Đối với xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông thì thí sinh phải tốt nghiệp THPT, học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên trong 3 năm THPT, điểm trung bình ba môn theo tổ hợp xét tuyển lớp 12 từ 6,0 trở lên.
 
Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia thì thí sinh phải tốt nghiệp THPT, tổng điểm không tính điểm ưu tiên của ba bài thi/môn thi  từ 12,0 điểm trở lên và không có điểm liệt.
 
- Theo Quy chế tuyển sinh hệ đại học dự bị tại Thông tư 26/2016, hồ sơ đăng ký xét tuyển (tùy theo phương thức xét tuyển) gồm có các giấy tờ như: Đơn đăng ký xét tuyển, Bản sao học bạ THPT/giấy chứng nhận kết quả thi, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời.
 
- Nội dung chương trình bồi dưỡng sẽ tập trung vào bồi dưỡng kiến thức văn hóa và rèn luyện sức khỏe, giáo dục kỹ năng. Việc kiểm tra, thi cuối khóa và đánh giá điểm tổng kết môn học, điểm rèn luyện thực hiện theo các quy định của Quy chế tại Thông tư số 26/BGDĐT.
 
- Điều kiện để được xét chọn, phẩn bổ vào học trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm sau khi tham gia bồi dưỡng hệ dự bị đại học như sau:
 
+ Với trình độ đại học phải xếp loại rèn luyện cả năm từ loại khá trở lên và điểm tổng kết các môn học phải từ 5.0 trở lên;
 
+ Để vào học trình độ cao đẳng, trung cấp sư phạm thì phải xếp loại rèn luyện cả năm từ loại khá trở lên và điểm tổng kết các môn học phải từ 4.0 trở lên;
 
- Theo Thông tư 26, thí sinh trúng tuyển hệ dự bị đại học được bảo lưu kết quả tuyển sinh dự bị đại học khi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc bị ốm đau, tai nạn phải điều trị từ 1 tháng trở lên.
 
Thông tư 26/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học có hiệu lực ngày 15/02/2017.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2016/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH, TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG, XÉT CHỌN VÀ PHÂN BỔ VÀO HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC; CAO ĐẲNG SƯ PHẠM, TRUNG CẤP SƯ PHẠM ĐỐI VỚI HỌC SINH HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2017 và thay thế các quy định về tuyển chọn, tổ chức bồi dưỡng và xét tuyển vào học trình độ đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học tại Thông tư số 25/2010/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học; Hiệu trưởng các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm; Hiệu trưởng các trường dự bị đại học, dự bị đại học dân tộc, thủ trưởng các cơ sở giáo dục có hệ dự bị đại học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục (để b/c);
- UB VHGD-TTNNĐ của Quốc hội (để b/c);
- Ban Tuyên giáo Trung ương (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ (để t/h);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ tư pháp);
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDDT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

QUY CHẾ

TUYỂN SINH, TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG, XÉT CHỌN VÀ PHÂN BỔ VÀO HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC; CAO ĐẲNG SƯ PHẠM, TRUNG CẤP SƯ PHẠM ĐỐI VỚI HỌC SINH HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về công tác tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với: trường dự bị đại học, trường dự bị đại học dân tộc (gọi chung là cơ sở dự bị đại học); các đại học, học viện, trường đại học (gọi chung là cơ sở giáo dục đại học), các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Chương II

CÔNG TÁC TUYỂN SINH

Điều 3. Hình thức và đối tượng tuyển sinh

1. Hình thức tuyển sinh: Tuyển sinh vào học hệ dự bị đại học bằng hình thức xét tuyển và tuyển thẳng.

2. Đối tượng được xét tuyển

Thí sinh thuộc đối tượng 01 của nhóm ưu tiên 1(ƯT1) và khu vực 1(KV1) quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

3. Đối tượng được tuyển thẳng

Thí sinh người dân tộc thiểu số rất ít người (theo quy định của Chính phủ) đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

Điều 4. Các phương thức và điều kiện xét tuyển

Thí sinh tham dự kỳ thi trung học phổ thông quốc gia ngay trong năm xét tuyển được đăng ký để xét tuyển vào học hệ dự bị đại học theo một trong các phương thức sau:

1. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông

Điều kiện xét tuyển:

a) Tốt nghiệp trung học phổ thông;

b) Kết quả xếp loại học lực từ trung bình trở lên và kết quả xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên trong ba năm học trung học phổ thông;

c) Điểm trung bình chung của ba môn theo tổ hợp xét tuyển của năm học lớp 12 từ 6,0 trở lên;

2. Xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia

Điều kiện xét tuyển:

a) Tốt nghiệp trung học phổ thông;

b) Tổng điểm của ba bài thi/môn thi (không tính điểm ưu tiên) của tổ hợp xét tuyển đạt từ 12,0 điểm trở lên (không có bài thi/môn thi nào bị điểm liệt, theo quy định tại Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia).

Điều 5. Đăng ký và hồ sơ xét tuyển

1. Đăng ký xét tuyển

Thí sinh thuộc đối tượng và đủ điều kiện xét tuyển quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Quy chế này được đăng ký xét tuyển vào học tại một cơ sở dự bị đại học, mỗi học sinh được đăng ký hai nguyện vọng (theo hai tổ hợp môn và ghi rõ thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2) theo một trong các hình thức sau:

a) Nộp 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp cho cơ sở dự bị đại học;

b) Khai hồ sơ theo yêu cầu phần mềm tuyển sinh (qua mạng internet đối với các cơ sở dự bị đại học có phần mềm tuyển sinh trực tuyến);

Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển. Các cơ sở dự bị đại học có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển với hồ sơ gốc.

2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển:

a) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông, hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký xét tuyển vào học dự bị đại học theo mẫu;

- Bản sao học bạ trung học phổ thông;

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời.

b) Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia, hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký xét tuyển vào học dự bị đại học theo mẫu;

- Bản sao giấy chứng nhận kết quả thi do Hội đồng thi trung học phổ thông quốc gia cấp;

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời.

c) Đối với phương thức tuyển thẳng, hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký xét tuyển vào học dự bị đại học theo mẫu;

- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời.

Điều 6. Quy trình xét tuyển và triệu tập học sinh trúng tuyển

1. Hội đồng tuyển sinh của cơ sở dự bị đại học căn cứ kế hoạch tuyển sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thực hiện quy trình xét tuyển theo các bước sau:

a) Thông báo tuyển sinh: cơ sở dự bị đại học công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức xét tuyển, các tổ hợp môn dùng để xét tuyển và đối tượng được tuyển thẳng;

b) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: cơ sở dự bị đại học tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của học sinh theo quy định, tiến hành nhập dữ liệu học sinh đăng ký xét tuyển theo từng tổ hợp môn dùng để xét tuyển;

c) Tổ chức xét tuyển, xác định điểm trúng tuyển: các cơ sở dự bị đại học căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của từng tổ hợp môn dùng để xét tuyển, sau khi trừ số học sinh được tuyển thẳng. Ban thư ký trình Hội đồng tuyển sinh xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển;

d) Nguyên tắc xét trúng tuyển:

- Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông: Điểm xét tuyển là tổng điểm của ba môn theo tổ hợp xét tuyển trong học bạ năm học lớp 12;

- Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia: Điểm xét tuyển là tổng điểm của ba môn theo tổ hợp xét tuyển của ba bài thi/môn thi (không tính điểm ưu tiên);

Căn cứ số lượng học sinh đăng ký xét tuyển ở từng tổ hợp môn và chỉ tiêu được giao, Hội đồng tuyển sinh của cơ sở dự bị đại học tổ chức xét tuyển theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trường hợp học sinh trúng tuyển ở nguyện vọng 1 thì không được xét ở nguyện vọng 2;

đ) Quyết định danh sách học sinh trúng tuyển, công khai và công bố trên website của trường.

2. Triệu tập học sinh trúng tuyển

a) Cơ sở dự bị đại học gửi giấy triệu tập học sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những lưu ý học sinh cần chuẩn bị khi nhập học và bản chính các giấy tờ theo yêu cầu tuyển sinh để đối chiếu;

b) Khi học sinh đến nhập học, các cơ sở dự bị đại học có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các bản sao không có chứng thực mà học sinh nộp trong hồ sơ với bản chính, ghi xác nhận “đã đối chiếu với bản chính” và ký, ghi rõ họ tên vào bản sao.

Điều 7. Kế hoạch tuyển sinh

1. Hằng năm, các cơ sở dự bị đại học căn cứ các quy định của Quy chế này, căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh, tình hình đội ngũ giáo viên và điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học, nuôi dưỡng, xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Kế hoạch tuyển sinh gồm các nội dung chính sau: đối tượng; phương thức tuyển sinh (phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh, từng tổ hợp môn xét tuyển, thời gian thu - nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, thời gian công bố kết quả xét tuyển); tổ chức công tác tuyển sinh.

2. Trong thời hạn tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở dự bị đại học nộp kế hoạch tuyển sinh hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định phê duyệt kế hoạch tuyển sinh của cơ sở dự bị đại học.

Chương III

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG

Điều 8. Nội dung, chương trình và khung thời gian bồi dưỡng

1. Nội dung bồi dưỡng

a) Bồi dưỡng kiến thức văn hóa: Học sinh dự bị đại học được bồi dưỡng các môn văn hóa gồm ba môn theo tổ hợp môn dùng để xét tuyển (môn 1, môn 2, môn 3), ngoài ra phải học thêm môn Tiếng Anh và môn Tin học (đối với tổ hợp môn có môn Tiếng Anh thì học sinh chỉ phải học thêm môn Tin học);

b) Rèn luyện sức khỏe và giáo dục kỹ năng (RLSK và GDKN): do các cơ sở giáo dục dự bị đại học quy định.

Thời gian quy định cho từng môn bồi dưỡng kiến thức văn hóa và rèn luyện sức khỏe và giáo dục kỹ năng cho học sinh được thực hiện theo khung thời gian quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Chương trình bồi dưỡng

a) Chương trình bồi dưỡng kiến thức văn hóa thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, nhu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh, hiệu trưởng lựa chọn các môn thể dục, thể thao để học sinh rèn luyện sức khỏe và các chủ đề kỹ năng để giáo dục cho học sinh.

3. Khung thời gian

a) Đối với các tổ hợp môn không có môn Tiếng Anh

Môn 1

Môn 2

Môn 3

Tin học

Tiếng Anh

RLSK và GDKN

Sinh hoạt

Tổng

7 tiết/ tuần

7 tiết/ tuần

7 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

2 tiết/ tuần

1 tiết/ tuần

30 tiết/ tuần

b) Đối với các tổ hợp môn có môn Tiếng Anh

Môn 1

Môn 2

Tiếng Anh

Tin học

RLSK và GDKN

Sinh hoạt

Tổng

7 tiết/ tuần

7 tiết/ tuần

10 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

2 tiết/ tuần

1 tiết/ tuần

30 tiết/ tuần

c) Hiệu trưởng cơ sở dự bị đại học quyết định kế hoạch năm học đảm bảo 32 tuần trong đó có 28 tuần thực học, thời gian còn lại để tổ chức các hoạt động khác và nghỉ lễ, tết theo quy định.

Điều 9. Kiểm tra, thi cuối khóa

1. Kiểm tra định kỳ đối với các môn học

a) Trong một năm học, mỗi môn học có 2 lần kiểm tra định kỳ bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm là 45 phút, theo hình thức tự luận là 60 phút;

b) Học sinh chưa đủ số lần kiểm tra định kỳ của mỗi môn học, nếu có lý do chính đáng được nhà trường xem xét cho kiểm tra bổ sung.

2. Thi cuối khóa

a) Điều kiện thi cuối khóa

Học sinh đáp ứng đủ các điều kiện sau đây được dự thi cuối khóa:

- Không bị thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên;

- Có đủ số lần kiểm tra định kỳ của mỗi môn học;

- Điểm trung bình của hai bài kiểm tra định kỳ của mỗi môn học đạt từ 5,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

b) Các môn thi cuối khóa: Là ba môn theo tổ hợp môn xét tuyển vào cơ sở dự bị đại học;

c) Đề thi của kỳ thi cuối khóa lấy trong ngân hàng đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiệu trưởng cơ sở dự bị đại học quyết định thành lập Hội đồng thi cuối khóa và các ban giúp việc (Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi và Ban phúc khảo) thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

Điều 10. Điểm tổng kết môn học và đánh giá rèn luyện

1. Cuối năm học, mỗi môn học có một điểm tổng kết. Điểm tổng kết của mỗi môn học chỉ lấy đến một chữ số thập phân.

a) Điểm tổng kết của các môn học có thi cuối khóa là trung bình cộng của hai điểm kiểm tra định kỳ và điểm thi cuối khóa (điểm kiểm tra định kỳ hệ số 1, điểm thi cuối khóa hệ số 2);

b) Điểm tổng kết của các môn học không thi cuối khóa là trung bình cộng của hai điểm kiểm tra định kỳ.

Thang điểm chấm bài kiểm tra và thi cuối khóa là thang điểm 10. Đối với các bài kiểm tra và môn thi cuối khóa bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10.

2. Đánh giá rèn luyện

Hiệu trưởng cơ sở dự bị đại học căn cứ vào Quy chế học sinh, sinh viên và Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên hiện hành để xếp loại rèn luyện của học sinh.

Điều 11. Lưu ban

Học sinh hệ dự bị đại học thuộc một trong các trường hợp dưới đây được xét lưu ban một lần:

1. Nghỉ học quá 20% chương trình học do ốm đau, tai nạn có giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

2. Không thi đủ 3 môn cuối khóa theo quy định do ốm đau, tai nạn có giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

3. Kết quả xếp loại rèn luyện từ loại khá trở lên nhưng điểm tổng kết của các môn thi cuối khóa đạt dưới 5,0 điểm (đối với học sinh người dân tộc thiểu số rất ít người).

Chương IV

XÉT CHỌN VÀ PHÂN BỔ HỌC SINH VÀO HỌC TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC; CAO ĐẲNG SƯ PHẠM, TRUNG CẤP SƯ PHẠM

Điều 12. Xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm; trung cấp sư phạm

1. Điều kiện xét chọn và phân bổ

a) Được vào học trình độ đại học:

- Xếp loại rèn luyện cả năm đạt khá trở lên;

- Điểm tổng kết của các môn học đạt từ 5,0 trở lên (theo thang điểm 10).

b) Được vào học trình độ cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm:

- Xếp loại rèn luyện cả năm đạt khá trở lên;

- Điểm tổng kết của các môn học đạt từ 4,0 trở lên (theo thang điểm 10).

2. Quy trình xét chọn và phân bổ

Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở dự bị đại học phân bổ học sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học;

Hội đồng xét chọn và phân bổ học sinh vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm; trung cấp sư phạm của các cơ sở dự bị đại học căn cứ chỉ tiêu phân bổ của các cơ sở giáo dục đại học; cao đẳng sư phạm; trung cấp sư phạm thực hiện quy trình xét chọn theo các bước sau:

a) Thông báo xét chọn và phân bổ: các cơ sở dự bị đại học công bố công khai chỉ tiêu phân bổ của các cơ sở giáo dục đại học; cao đẳng sư phạm; trung cấp sư phạm, phương thức xét chọn và phân bổ, hướng dẫn học sinh đăng ký nguyện vọng vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm; trung cấp sư phạm (mỗi học sinh được đăng ký không quá 03 nguyện vọng);

b) Tiếp nhận đơn đăng ký nguyện vọng của học sinh: các cơ sở dự bị đại học thu nhận đơn đăng ký xét chọn của học sinh, tiến hành nhập dữ liệu số lượng học sinh đăng ký xét chọn theo từng nguyện vọng vào từng cơ sở giáo dục đại học; cao đẳng sư phạm; trung cấp sư phạm;

c) Tổ chức xét chọn và phân bổ: căn cứ vào kết quả rèn luyện, điểm tổng kết của các môn thi cuối khóa, nguyện vọng của học sinh và chỉ tiêu đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học; cao đẳng sư phạm; trung cấp sư phạm xét chọn và phân bổ học sinh vào học tại các cơ sở giáo dục đại học theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Đối với những trường (hoặc ngành học) có số lượng học sinh đăng ký theo học lớn hơn chỉ tiêu thì căn cứ điểm tổng kết của các môn thi cuối khóa để chọn học sinh có kết quả học tập từ cao trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu; những học sinh còn lại chuyển sang các trường (hoặc ngành học) khác, trường hợp nhiều học sinh có điểm tổng kết các môn thi cuối khóa bằng nhau thì xét đến điểm tổng kết của môn Tin học và môn Tiếng Anh. Trường hợp học sinh không được xét chọn theo nguyện vọng 1 thì tiếp tục được xét chọn theo nguyện vọng 2, nguyện vọng 3.

3. Hồ sơ phân bổ học sinh dự bị đại học

Hồ sơ do các cơ sở dự bị đại học bàn giao cho cơ sở giáo dục đại học; trường cao đẳng sư phạm; trường trung cấp sư phạm tiếp nhận học sinh dự bị đại học gồm:

a) Hồ sơ nhập học dự bị đại học;

b) Kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Điều 13. Bảo lưu kết quả tuyển sinh

Bảo lưu kết quả tuyển sinh dự bị đại học cho những học sinh đã trúng tuyển học hệ dự bị đại học thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thời gian bảo lưu: sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự không quá 1 năm;

2. Bị tai nạn hoặc đau ốm phải điều trị từ một tháng trở lên, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền, thời gian bảo lưu: không quá 1 năm.

Điều 14. Chế độ báo cáo và lưu trữ

1. Chế độ báo cáo:

a) Kế hoạch tuyển sinh: Trước 30 ngày thông báo tuyển sinh, các cơ sở dự bị đại học nộp kế hoạch tuyển sinh hệ dự bị đại học về Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Kết quả tuyển sinh: Chậm nhất ngày 05 tháng 11 năm tuyển sinh, các cơ sở dự bị đại học nộp báo cáo công tác tuyển sinh hệ dự bị đại học theo quy định về Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Kết quả bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ: Kết thúc năm học hệ dự bị đại học, các cơ sở dự bị đại học lập báo cáo kết quả bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ học sinh vào học tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định và các đề xuất kiến nghị (nếu có) gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Lưu trữ:

Bài kiểm tra định kỳ, bài thi cuối khóa và các tài liệu liên quan đến công tác tuyển sinh, bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ học sinh được bảo quản và lưu trữ ít nhất 05 năm kể từ ngày hoàn thành công việc.

PHỤ LỤC

ĐƠN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC
(Kèm theo Thông tư số: 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày.... tháng.... năm ……

ĐƠN ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN HỆ DỰ BỊ ĐẠI HỌC

Kính gửi: (Ghi rõ tên cơ sở dự bị đại học)

…………………………………………..

1. Họ và tên: .......................................................................................................................

2. Ngày, tháng, năm sinh: ..................................................................................................

3. Dân tộc: ..........................................................................................................................

4. Hộ khẩu thường trú: (Thôn/ xóm, xã/phường, huyện, quận, tỉnh, thành phố) ................

.............................................................................................................................................

5. Thuộc đối tượng: Xét tuyển □ Tuyển thẳng □

6. Điểm bài thi/môn thi của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia: (dành riêng cho học sinh đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả thi trung học phổ thông quốc gia)

Nguyện vọng 1:

Bài thi/Môn thi 1: ………../…………. điểm; Bài thi/Môn 2: ………../…………. điểm;

Bài thi/Môn 3: ………../………….điểm. Tổng điểm: …………………..

Nguyện vọng 2:

Bài thi/Môn thi 1: ………../………….điểm; Bài thi/Môn 2: ………../………….điểm;

Bài thi/Môn 3: ………../………….điểm. Tổng điểm: ……………..

7. Điểm trung bình môn của năm lớp 12: (dành riêng cho học sinh đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông)

Nguyện vọng 1:

Bài thi/Môn thi 1: ………../…………. điểm; Bài thi/Môn 2: ………../…………. điểm;

Bài thi/Môn 3: ………../………….điểm. Tổng điểm: …………………..

Nguyện vọng 2:

Bài thi/Môn thi 1: ………../………….điểm; Bài thi/Môn 2: ………../………….điểm;

Bài thi/Môn 3: ………../………….điểm. Tổng điểm: ……………..

8. Tôi có nguyện vọng xin đăng ký xét tuyển vào học dự bị đại học.

Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin đã cung cấp.

Giấy báo kết quả xét tuyển xin gửi theo địa chỉ sau:

...........................................................................................................................................

Học sinh ký và ghi rõ họ, tên

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.315

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.105.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!