Học liệu tự làm sử dụng trong trường mẫu giáo cần đáp ứng những yêu cầu gì về tính an toàn và tính giáo dục?
- Học liệu tự làm sử dụng trong trường mẫu giáo là gì? Học liệu tự làm cần đáp ứng những yêu cầu gì về tính an toàn?
- Yêu cầu đối với tính giáo dục của học liệu tự làm sử dụng trong trường mẫu giáo như thế nào?
- Hiệu trưởng trường mẫu giáo có trách nhiệm như thế nào trong việc lựa chọn học liệu sử dụng trong trường?
Học liệu tự làm sử dụng trong trường mẫu giáo là gì? Học liệu tự làm cần đáp ứng những yêu cầu gì về tính an toàn?
Theo khoản 3 và khoản 5 Điều 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT giải thích:
Học liệu sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung giáo dục mầm non nhằm phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là học liệu).
...
5. Học liệu tự làm là học liệu do các tổ chức, cá nhân tự làm, phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non.
Theo quy định trên, học liệu tự làm sử dụng trong trường mẫu giáo được hiểu là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung giáo dục mầm non nhằm phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong trường mẫu giáo, do các tổ chức, cá nhân tự làm, phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mẫu giáo.
Tính an toàn của học liệu được quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:
- Đối với học liệu tự làm sử dụng trong trường mẫu giáo cần bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại; thân thiện với môi trường; Và hạn chế sử dụng học liệu từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.
Học liệu tự làm sử dụng trong trường mẫu giáo (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với tính giáo dục của học liệu tự làm sử dụng trong trường mẫu giáo như thế nào?
Tính giáo dục của học liệu được quy định tại Điều 9 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:
- Học liệu tự làm phù hợp với sự phát triển của từng độ tuổi; kích thích sự phát triển của trẻ em.
- Học liệu tự làm có nội dung phù hợp với các lĩnh vực phát triển giáo dục trong Chương trình giáo dục mầm non; đảm bảo tính tích hợp, hỗ trợ phát triển toàn diện trẻ em.
- Học liệu tự làm bảo đảm tính thân thiện, phản ánh các sự vật, hiện tượng gần gũi với cuộc sống của trẻ em.
- Học liệu tự làm không trái với văn hóa, lịch sử, địa lý và thuần phong mĩ tục của Việt Nam; không chứa đựng nội dung bạo lực, chiến tranh, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính.
- Học liệu tự làm có các yêu cầu cụ thể, để tổ chức các hoạt động giáo dục, quan sát, đánh giá, hỗ trợ trẻ em; phù hợp với phát triển Chương trình giáo dục mầm non.
- Học liệu đáp ứng yêu cầu phát triển Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu đổi mới phương pháp.
- Đối với học liệu tự làm: khuyến khích tận dụng nguyên liệu, vật liệu thiên nhiên; mang tính mở, kích thích nhu cầu, hứng thú và tham gia hoạt động của trẻ em; phù hợp với văn hóa vùng miền.
Hiệu trưởng trường mẫu giáo có trách nhiệm như thế nào trong việc lựa chọn học liệu sử dụng trong trường?
Trách nhiệm của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non
...
3. Trách nhiệm của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non
a) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn đồ chơi, học liệu dược sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Thông tư;
b) Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về quyết định lựa chọn đồ chơi, học liệu, kế hoạch mua sắm, trang bị đồ chơi, học liệu hằng năm và tình hình khai thác, sử dụng đồ chơi, học liệu của cơ sở giáo dục mầm non;
c) Định kỳ, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng đồ chơi, học liệu đang sử dụng; có biện pháp khắc phục, thay thế (nếu cần thiết);
d) Thông báo cho cán bộ quản lý, giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non, cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em về danh mục và số lượng đồ chơi, học liệu. Tổ chức tư vấn cho cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em lựa chọn, mua đồ chơi, học liệu nếu có nhu cầu riêng;
Như vậy, trong việc lựa chọn học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo Hiệu trưởng trường mẫu giáo phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn học liệu được sử dụng trong trường;
Đồng thời, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về quyết định lựa chọn học liệu, kế hoạch mua sắm, trang bị học liệu hằng năm và tình hình khai thác, sử dụng học liệu của trường mẫu giáo
Định kỳ, Hiệu trưởng trường mẫu giáo có trách nhiệm tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng học liệu đang sử dụng; có biện pháp khắc phục, thay thế (nếu cần thiết);
Thông báo cho cán bộ quản lý, giáo viên trong trường, cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em về danh mục và số lượng học liệu. Tổ chức tư vấn cho cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em lựa chọn, mua học liệu nếu có nhu cầu riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?