Học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo dạng xuất bản phẩm là gì? Học liệu xuất bản phẩm cần đáp ứng yêu cầu gì về tính an toàn?
Học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo dạng xuất bản phẩm là gì?
Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT giải thích:
Học liệu sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung giáo dục mầm non nhằm phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là học liệu).
4. Học liệu dạng xuất bản phẩm là học liệu được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản, gồm: tài liệu in, tài liệu chữ nổi, tranh, ảnh, ảnh dạng thẻ và học liệu điện tử (là tài liệu được số hóa theo một cấu trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử).
Theo quy định trên, học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo dạng xuất bản phẩm được hiểu là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung giáo dục mầm non nhằm phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong trường mẫu giáo, được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản, gồm:
- Tài liệu in, tài liệu chữ nổi, tranh, ảnh, ảnh dạng thẻ và học liệu điện tử (là tài liệu được số hóa theo một cấu trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử).
Học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo dạng xuất bản phẩm (Hình từ Internet)
Học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo dạng xuất bản phẩm cần đáp ứng những yêu cầu gì về tính an toàn?
Tính an toàn của học liệu được quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:
Tính an toàn của học liệu
1. Học liệu xuất bản phẩm dược sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non cần có tem, nhãn mác, ghi rõ các thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản; không vi phạm các quy định của pháp luật.
2. Học liệu xuất bản phẩm theo hình thức dịch, xuất bản ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận thẩm định theo Luật Xuất bản.
3. Đối với học liệu xuất bản phẩm điện tử: có giải pháp quản lý thời gian sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
4. Đối với học liệu tự làm: bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại; thân thiện với môi trường; hạn chế sử dụng học liệu từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.
Theo quy định trên, học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo dạng xuất bản phẩm cần có tem, nhãn mác, ghi rõ các thông tin trên xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản; Và không vi phạm các quy định của pháp luật.
Học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo dạng xuất bản phẩm theo hình thức dịch, xuất bản ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận thẩm định theo Luật Xuất bản.
Đối với học liệu xuất bản phẩm điện tử: có giải pháp quản lý thời gian sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Hiệu trưởng trường mẫu giáo có trách nhiệm như thế nào trong việc lựa chọn học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo?
Trách nhiệm của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non
...
3. Trách nhiệm của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non
a) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn đồ chơi, học liệu dược sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Thông tư;
b) Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về quyết định lựa chọn đồ chơi, học liệu, kế hoạch mua sắm, trang bị đồ chơi, học liệu hằng năm và tình hình khai thác, sử dụng đồ chơi, học liệu của cơ sở giáo dục mầm non;
c) Định kỳ, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng đồ chơi, học liệu đang sử dụng; có biện pháp khắc phục, thay thế (nếu cần thiết);
d) Thông báo cho cán bộ quản lý, giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non, cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em về danh mục và số lượng đồ chơi, học liệu. Tổ chức tư vấn cho cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em lựa chọn, mua đồ chơi, học liệu nếu có nhu cầu riêng;
Như vậy, trong việc lựa chọn học liệu sử dụng trong trường mẫu giáo, Hiệu trưởng trường mẫu giáo phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn học liệu được sử dụng trong trường;
Đồng thời, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về quyết định lựa chọn học liệu, kế hoạch mua sắm, trang bị học liệu hằng năm và tình hình khai thác, sử dụng học liệu của trường mẫu giáo;
Định kỳ, Hiệu trưởng trường mẫu giáo có trách nhiệm tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng học liệu đang sử dụng; có biện pháp khắc phục, thay thế (nếu cần thiết);
Thông báo cho cán bộ quản lý, giáo viên trong trường mẫu giáo, cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em về danh mục và số lượng học liệu. Tổ chức tư vấn cho cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em lựa chọn, mua học liệu nếu có nhu cầu riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?