Hoạt động xây dựng, lắp đặt và vận hành các công trình sản xuất hoá chất cơ bản có phải đánh giá định lượng rủi ro không?
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt và vận hành các công trình sản xuất hoá chất cơ bản có phải đánh giá định lượng rủi ro không?
- Hoạt động hóa chất gồm những hoạt động gì?
- Mức rủi ro chấp nhận được cho hoạt động xây dựng, lắp đặt và vận hành các công trình sản xuất hoá chất cơ bản được quy định như thế nào?
Hoạt động xây dựng, lắp đặt và vận hành các công trình sản xuất hoá chất cơ bản có phải đánh giá định lượng rủi ro không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động hoá chất như sau:
Quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động hoá chất
Các hoạt động hoá chất phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:
1. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình sản xuất phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật, gồm có:
a) Nhà máy sản xuất Urê, DAP, MPA, SA, NPK có công suất lớn hơn hoặc bằng 500.000 tấn/năm;
b) Nhà máy sản xuất phân lân các loại (supe lân, lân nung chảy) có công suất lớn hơn hoặc bằng 500.000 tấn/năm;
c) Nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật có công suất lớn hơn hoặc bằng 30.000 tấn/năm.
2. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình sản xuất hoá chất cơ bản, gồm có:
a) Nhà máy sản xuất Amoniac, axit, xút, clo có công suất lớn hơn hoặc bằng 50.000 tấn/năm;
b) Nhà máy sản xuất sôđa có công suất lớn hơn hoặc bằng 200.000 tấn/năm.
3. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình sản xuất cao su gồm có:
a) Nhà máy sản xuất săm lốp ô tô, máy kéo có công suất lớn hơn hoặc bằng 1.000.000 chiếc/năm.
b) Nhà máy sản xuất săm lốp xe mô tô, xe đạp có công suất lớn hơn hoặc bằng 10.000.000 chiếc/năm;
c) Nhà máy sản xuất băng tải cao su có công suất lớn hơn hoặc bằng 500.000 m2/năm.
4. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình sản xuất sản phẩm điện hoá, sơn, gồm có:
a) Nhà máy sản xuất ắcquy có công suất lớn hơn hoặc bằng 500.000 Kwh/năm;
b) Nhà máy sản xuất sơn các loại, nguyên liệu nhựa alkyd, acrylic có công suất lớn hơn hoặc bằng 100.000 tấn/năm.
5. Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình sản xuất sản phẩm hoá dầu và hoá chất khác, gồm có:
a) Nhà máy sản xuất hóa dầu (PP, PE, PVC, PS, PET, SV, sợi, DOP, Polystyren, LAB) cao su tổng hợp có công suất lớn hơn hoặc bằng 1.000.000 tấn/năm;
b) Nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm có công suất lớn hơn hoặc bằng 100.000 tấn/năm.
6. Nhà máy sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ.
Theo khoản 4 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT giải thích thì Đánh giá định lượng rủi ro là việc phân tích, tính toán tần suất và hậu quả của sự cố dựa trên các phương pháp, dữ liệu đã được công bố và thừa nhận rộng rãi trên thế giới.
Các hoạt động hoá chất phải đánh giá định lượng rủi ro được quy định cụ thể trên. Theo đó, hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ các công trình sản xuất hoá chất cơ bản là một trong các hoạt động hoá chất phải đánh giá định lượng rủi ro, gồm:
- Nhà máy sản xuất Amoniac, axit, xút, clo có công suất lớn hơn hoặc bằng 50.000 tấn/năm;
- Nhà máy sản xuất sôđa có công suất lớn hơn hoặc bằng 200.000 tấn/năm.
Hoạt động xây dựng, lắp đặt và vận hành các công trình sản xuất hoá chất cơ bản (Hình từ Internet)
Hoạt động hóa chất gồm những hoạt động gì?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định về các hoạt động hóa chất như sau:
Các hoạt động hóa chất
Các hoạt động hóa chất, bao gồm: Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ công trình sản xuất, chế biến hóa chất.
Theo đó, các hoạt động hóa chất, bao gồm: Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, dỡ bỏ công trình sản xuất, chế biến hóa chất.
Mức rủi ro chấp nhận được cho hoạt động xây dựng, lắp đặt và vận hành các công trình sản xuất hoá chất cơ bản được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động hoá chất như sau:
Quy định về mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động hoá chất
1. Đối với người thuộc Nhóm I
a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;
b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.
2. Đối với người thuộc Nhóm III
a) Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 5.00E-05;
b) Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.
Trong đó, theo khoản 7, khoản 8 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11:2012/BCT quy định:
Người thuộc Nhóm I: Là những người làm việc thường xuyên tại công trình.
…
Người thuộc Nhóm III: Là những người không làm việc tại công trình nhưng có mặt xung quanh công trình.
Như vậy, mức rủi ro chấp nhận được cho các hoạt động hoá chất như sau:
- Đối với người làm việc thường xuyên tại công trình:
+ Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 1.00E-03;
+ Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.
- Đối với người không làm việc tại công trình nhưng có mặt xung quanh công trình:
+ Mức rủi ro được chấp nhận cao nhất: 5.00E-05;
+ Mức rủi ro đương nhiên được chấp nhận: 1.00E-06.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?