Hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc cấp cơ sở được thực hiện như thế nào? Việc tổ chức, thực hiện ứng phó được tiến hành theo mấy phân cấp?
Việc tổ chức, thực hiện ứng phó sự cố hóa chất độc theo quy định được tiến hành theo mấy phân cấp?
Căn cứ Điều 5 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về phân cấp ứng phó sự cố hóa chất độc như sau:
Phân cấp ứng phó sự cố hóa chất độc
Căn cứ vào mức độ sự cố hóa chất độc, việc tổ chức, thực hiện ứng phó được tiến hành ở 3 cấp sau đây:
1. Cấp cơ sở
Sự cố hóa chất độc xảy ra trong phạm vi quản lý của cơ sở hóa chất độc hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tồn trữ, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất độc của cơ sở hóa chất độc, trong khả năng ứng phó của cơ sở.
2. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), khi xảy ra một trong các trường hợp:
a) Sự cố hóa chất độc vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở;
b) Sự cố hóa chất độc nhưng chưa xác định được nguồn gốc trong phạm vi quản lý của tỉnh.
3. Cấp Quốc gia, khi xảy ra một trong các trường hợp:
a) Sự cố hóa chất độc có nguy cơ phát tán lượng hóa chất vượt ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục kèm theo Quy chế này hoặc vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh;
b) Sự cố hóa chất độc xảy ra trên biển ngoài phạm vi quản lý hành chính của tỉnh hoặc sự cố hóa chất độc nhưng chưa xác định được nguồn gốc có nguy cơ ảnh hưởng đến nhiều tỉnh;
c) Sự cố hóa chất độc xảy ra tại các công trình trọng điểm quốc gia trong phạm vi quản lý của tỉnh.
Như vậy, theo quy định, căn cứ vào mức độ sự cố hóa chất độc, việc tổ chức, thực hiện ứng phó sự cố hóa chất độc được tiến hành ở 3 cấp sau đây:
(1) Cấp cơ sở.
(2) Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(3) Cấp Quốc gia.
Việc tổ chức, thực hiện ứng phó sự cố hóa chất độc theo quy định được tiến hành theo mấy phân cấp? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc cấp cơ sở?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về việc xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc như sau:
Xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc
1. Trách nhiệm xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc
a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc cấp quốc gia.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì tổ chức điều tra, khảo sát xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc cấp tỉnh và sự cố hóa chất độc cấp cơ sở trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
2. Trong quá trình xác định nguyên nhân, nếu phát hiện có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì thông báo cho cơ quan cảnh sát điều tra để phối hợp điều tra.
3. Báo cáo tổng hợp về xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc phải gửi Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và các cơ quan có liên quan. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có thể yêu cầu cơ quan chủ trì điều tra cung cấp các tài liệu, báo cáo tiến hành trong quá trình điều tra.
Như vậy, theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì tổ chức điều tra, khảo sát xác định nguyên nhân sự cố hóa chất độc cấp cơ sở trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
Hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc cấp cơ sở được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định 26/2016/QĐ-TTg quy định về ứng phó sự cố hóa chất độc cấp cơ sở như sau:
Ứng phó sự cố hóa chất độc cấp cơ sở
1. Khi xảy ra sự cố hóa chất độc, cơ sở triển khai ngay lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố hóa chất độc ở mức độ tương ứng với khả năng rò rỉ, phát tán hóa chất độc do cơ sở gây ra theo Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cấp thẩm quyền phê duyệt/xác nhận.
2. Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, cơ sở phải thông báo với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương.
3. Trường hợp sự cố hóa chất độc xảy ra trên biển thực hiện theo quy định về hàng hải.
Như vậy, theo quy định, việc ứng phó sự cố hóa chất độc cấp cơ sở được thực hiện như sau:
(1) Khi xảy ra sự cố hóa chất độc, cơ sở triển khai ngay lực lượng bảo đảm ngăn ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả sự cố hóa chất độc ở mức độ tương ứng với khả năng rò rỉ, phát tán hóa chất độc do cơ sở gây ra theo Kế hoạch/Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cấp thẩm quyền phê duyệt/xác nhận.
(2) Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, cơ sở phải thông báo với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương.
(3) Trường hợp sự cố hóa chất độc xảy ra trên biển thực hiện theo quy định về hàng hải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tòa án có được trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Luật TTHC?
- Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
- Cáp viễn thông có được phép đi dọc đường giao thông không? Việc chỉnh trang đường cáp viễn thông thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?
- Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?