Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn bao gồm những nội dung gì? Những tổ chức, cá nhân nào thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn?
- Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện nhằm mục đích gì?
- Những tổ chức, cá nhân nào thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn?
- Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn bao gồm những nội dung gì?
- Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện thông qua các hình thức nào?
Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện nhằm mục đích gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về mục đích, tính chất hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn như sau:
Mục đích, tính chất hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn
1. Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn nhằm bảo đảm và hỗ trợ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn người lao động; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đoàn viên công đoàn, người lao động và các đối tượng khác.
2. Hoạt động tư vấn của Công đoàn không thu phí, trừ các Trung tâm tư vấn pháp luật tổ chức, hoạt động theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật (sau đây gọi là Nghị định 77/2008/NĐ-CP), Thông tư số 01/2010/TT-BTP ngày 09/2/2010 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tư 01/2010/TT-BTP), Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật công đoàn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, theo quy định thì hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện nhằm các mục đích sau đây:
(1) Bảo đảm và hỗ trợ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động;
(2) Góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của đoàn viên công đoàn, người lao động và các đối tượng khác.
Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Những tổ chức, cá nhân nào thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn?
Căn cứ Điều 5 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn pháp luật như sau:
Tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn;
2. Văn phòng tư vấn pháp luật Công đoàn;
3. Tổ tư vấn pháp luật Công đoàn;
4. Cán bộ tư vấn pháp luật;
5. Tư vấn viên pháp luật;
6. Công tác viên tư vấn pháp luật.
Như vậy, những tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn bao gồm:
(1) Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn;
(2) Văn phòng tư vấn pháp luật Công đoàn;
(3) Tổ tư vấn pháp luật Công đoàn;
(4) Cán bộ tư vấn pháp luật;
(5) Tư vấn viên pháp luật;
(6) Công tác viên tư vấn pháp luật.
Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định nội dung hoạt động tư vấn pháp luật như sau:
Nội dung hoạt động tư vấn pháp luật
1. Nội dung hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn tập trung vào lĩnh vực pháp luật lao động và công đoàn.
2. Những nơi thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật có thể mở rộng thêm nội dung hoạt động đối với lĩnh vực pháp luật hình sự, dân sự, hành chính hoặc lĩnh vực pháp luật khác theo Nghị định 77/2008/NĐ-CP và Thông tư 01/2010/TT-BTP .
3. Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn bao gồm:
a) Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;
b) Cung cấp ý kiến pháp lý;
c) Tư vấn, soạn thảo đơn, hợp đồng và các giấy tờ khác;
d) Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp lý;
đ) Kiến nghị giải quyết yêu cầu, đề nghị của người được tư vấn pháp luật;
e) Đại diện cho người được tư vấn thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;
g) Các hoạt động khác liên quan đến trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Như vậy, nội dung hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn bao gồm:
(1) Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;
(2) Cung cấp ý kiến pháp lý;
(3) Tư vấn, soạn thảo đơn, hợp đồng và các giấy tờ khác;
(4) Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp lý;
(5) Kiến nghị giải quyết yêu cầu, đề nghị của người được tư vấn pháp luật;
(6) Đại diện cho người được tư vấn thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;
(7) Các hoạt động khác liên quan đến trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện thông qua các hình thức nào?
Căn cứ Điều 13 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về hình thức, phương pháp tư vấn pháp luật như sau:
Hình thức, phương pháp tư vấn pháp luật
Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện thông qua các hình thức, phương pháp:
1. Trực tiếp;
2. Bằng văn bản;
3. Điện thoại, Email, Website;
4. Các phương tiện thông tin đại chúng;
5. Các hình thức, phương pháp khác.
Như vậy, theo quy định thì hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được thực hiện thông qua các hình thức, phương pháp sau đây:
(1) Trực tiếp;
(2) Bằng văn bản;
(3) Điện thoại, Email, Website;
(4) Các phương tiện thông tin đại chúng;
(5) Các hình thức, phương pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?