Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm những gì?
- Việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản được quy định như thế nào?
- Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm những gì?
- Mục đích của việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản là gì?
Việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Luật Thủy sản 2017 quy định việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản như sau:
Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
1. Căn cứ lập quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh;
b) Chiến lược phát triển ngành thủy sản;
c) Chiến lược khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, bảo vệ môi trường; chiến lược về bảo tồn đa dạng sinh học;
d) Quy hoạch tổng thể quốc gia;
đ) Quy hoạch không gian biển quốc gia;
e) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
g) Quy hoạch bảo vệ môi trường; Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học;
h) Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản;
i) Thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
k) Căn cứ khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản bao gồm:
a) Đánh giá hiện trạng quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
b) Xác định mục tiêu, định hướng và xây dựng phương án tổng thể quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
c) Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Phân vùng khai thác thủy sản; số lượng tàu cá của từng loại nghề; biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
đ) Giải pháp, chương trình, kế hoạch thực hiện; nguồn lực, tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
e) Nội dung khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản;
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Như vậy theo quy định trên việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Luật Thủy sản 2017 quy định những hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi môi trường sống của loài thủy sản.
- Thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên.
- Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu.
- Quản lý khu vực, loài thủy sản được tái tạo, phục hồi.
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Mục đích của việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
1. Mục đích điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản được quy định như sau:
a) Cung cấp thông tin, dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững;
b) Xác định trữ lượng, sản lượng cho phép khai thác, đánh giá sự biến động của nguồn lợi thủy sản, chất lượng môi trường sống của loài thủy sản.
2. Chương trình điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 05 năm;
b) Điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm;
c) Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 05 năm;
b) Tổ chức điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề;
c) Công bố kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo chuyên đề, nghề cá thương phẩm trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Phối hợp điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình, hướng dẫn thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.
Như vậy theo quy định trên mục đích điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản là:
- Cung cấp thông tin, dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững.
- Xác định trữ lượng, sản lượng cho phép khai thác, đánh giá sự biến động của nguồn lợi thủy sản, chất lượng môi trường sống của loài thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?