Thời hạn sử dụng của giống tôm thẻ chân trắng là bao lâu? Sử dụng con giống thủy sản (tôm thẻ chân trắng) quá thời hạn có bị sao không?
Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng có phải là thủy sản nuôi chủ lực không?
Điều 2 Quyết định 50/2018/TTg-CP quy định tiêu chí xác định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như sau:
(1) Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
(2) Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động; phát huy hiệu quả tài nguyên, điều kiện tự nhiên của đất nước và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
(3) Có năng suất và hiệu quả sản xuất cao; có khả năng thu hút đầu tư để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.
(4) Tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao; có khả năng cạnh tranh với đối tượng thủy sản của quốc gia khác trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó giá trị xuất khẩu tối thiểu đạt 100 triệu USD/năm.
Thêm vào đó Điều 3 Quyết định 50/2018/TTg-CP cũng quy định danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
(1) Tôm sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798).
(2) Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931).
(3) Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878).
Tôm thẻ chân trắng là thủy sản góp phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta nên được xếp vào danh mục thủy sản chủ lực.
Giống tôm thẻ chân trắng có thời hạn sử dụng bao lâu?
Điều 10 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT quy định thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ như sau:
(1) Tôm thẻ chân trắng bố mẹ
- Thời hạn sử dụng tối đa 140 ngày kể từ ngày nhập khẩu đối với tôm bố mẹ nhập khẩu đạt khối lượng tối thiểu 40 g/con đối với tôm đực, 45 g/con đối với tôm cái;
- Thời hạn sử dụng tối đa 120 ngày tính từ ngày cho sinh sản lần đầu đối với tôm bố mẹ sản xuất trong nước hoặc tôm bố mẹ nhập khẩu chưa đạt khối lượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
(2) Tôm sú bố mẹ
- Thời hạn sử dụng tối đa 80 ngày kể từ ngày nhập khẩu đối với tôm sú bố mẹ nhập khẩu đạt khối lượng tối thiểu 100 g/con đối với tôm đực, 120 g/con đối với tôm cái;
- Thời hạn sử dụng tối đa 60 ngày tính từ ngày cho sinh sản lần đầu đối với tôm bố mẹ sản xuất trong nước, tôm bố mẹ khai thác từ tự nhiên, tôm bố mẹ nhập khẩu chưa đạt khối lượng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
(3) Cá tra bố mẹ: Thời hạn sử dụng tối đa 60 tháng tính từ ngày cho sinh sản lần đầu và cho sinh sản không quá 02 lần/năm.
(4) Thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ khác: Cơ sở tự công bố.
Theo đó, tôm thẻ chân trắng bố mẹ có thời hạn sử dụng tối đa 140 ngày kể từ ngày nhập khẩu đối với tôm bố mẹ nhập khẩu đạt khối lượng tối thiểu 40 g/con đối với tôm đực, 45 g/con đối với tôm cái và thời hạn sử dụng tối đa 120 ngày tính từ ngày cho sinh sản lần đầu đối với tôm bố mẹ sản xuất trong nước hoặc tôm bố mẹ nhập khẩu chưa đạt khối lượng.
Sử dụng tôm giống quá thời hạn quy định bị xử phạt như thế nào?
Điều 10 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định:
"1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh về việc sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
c) Không ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ;
b) Công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định,
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển mục đích sử dụng giống thủy sản nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản, giống thủy sản bố mẹ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này."
Theo đó, việc sử dụng tôm giống quá thời hạn quy định điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 42/2019/NĐ-CP bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng, buộc chuyển mục đích sử dụng giống thủy sản nếu đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy giống thủy sản, giống thủy sản bố mẹ. Đồng thời, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân còn với tổ chức thì mức phạt sẽ nhân đôi (khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?