Hoạt động sản xuất xăng dầu là gì? Những điều kiện cần thiết để sản xuất xăng dầu theo quy định hiện nay?
Hoạt động sản xuất xăng dầu là hoạt động như thế nào?
Định nghĩa về sản xuất xăng dầu được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, chất thải và các nguyên vật liệu khác để tạo ra các sản phẩm dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng, nhiên liệu diezen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu hàng không, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.
2. Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
3. Sản xuất xăng dầu là quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, chất thải và các nguyên vật liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.
4. Pha chế xăng dầu là quá trình trộn sản phẩm, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác để chuyển hóa thành sản phẩm xăng dầu.
5. Cơ sở kinh doanh xăng dầu bao gồm: Cảng chuyên dụng, nhà máy sản xuất, xưởng pha chế, kho, phương tiện vận chuyển và cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
...
Theo đó, hoạt động sản xuất xăng dầu là quá trình công nghệ chưng cất, chế biến dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, chất thải và các nguyên vật liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu.
Những điều kiện cần thiết để sản xuất xăng dầu theo quy định hiện nay?
Điều kiện để sản xuất xăng dầu được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 38/2014/TT-BCT (Sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2021/TT-BCT) như sau:
Sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu
1. Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu phải đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu với Bộ Công Thương.
2. Việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, việc xuất khẩu xăng dầu do thương nhân sản xuất ra thực hiện theo kế hoạch đăng ký và được Bộ Công Thương xác nhận.
3. Thương nhân chỉ được đăng ký nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ - CP, phù hợp công suất sản xuất.
4. Nguyên liệu nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất xăng dầu tại cơ sở của thương nhân. Việc thay đổi mục đích sử dụng nguyên liệu phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Công Thương.
Theo quy định vừa nêu thì để được phép sản xuất xăng dầu trong nước, thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu phải đăng ký kế hoạch sản xuất xăng dầu, nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xăng dầu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu với Bộ Công Thương.
Thực hiện theo kế hoạch sản xuất xăng dầu đăng ký và được Bộ Công Thương xác nhận.
Hoạt động sản xuất xăng dầu là gì? Những điều kiện cần thiết để sản xuất xăng dầu theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có quyền hạn và nghĩa vụ gì trong hoạt động sản xuất kinh doanh?
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu được quy định tại Điều 11 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP), cụ thể:
(1) Được mua nguyên liệu trong nước, trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm xăng dầu hoặc ủy thác cho thương nhân có Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện.
Việc nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm xăng dầu phải theo kế hoạch đã được Bộ Công Thương xác nhận, thông báo cho cơ quan hải quan làm thủ tục và kiểm soát việc nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm xăng dầu của thương nhân.
(2) Được nhận gia công trong nước và gia công xuất khẩu xăng dầu.
(3) Được tiêu thụ tại thị trường trong nước xăng dầu do thương nhân sản xuất thông qua hệ thống phân phối của mình, được bán xăng dầu cho thương nhân đầu mối khác.
Ngoài ra, được bán các loại xăng dầu đặc chủng (là các loại xăng dầu không được phép lưu thông trên thị trường) cho các đơn vị chức năng để phục vụ mục tiêu an ninh, quốc phòng theo danh sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(4) Được xuất khẩu xăng dầu do thương nhân sản xuất theo kế hoạch đăng ký với Bộ Công Thương, phù hợp với dự án đầu tư được phê duyệt.
(5) Sản xuất xăng dầu theo kế hoạch đăng ký được Bộ Công Thương xác nhận hàng năm; duy trì mức dự trữ xăng dầu và nguyên liệu cho sản xuất tối thiểu phù hợp với dự án đầu tư được phê duyệt và kế hoạch sản xuất đã đăng ký với Bộ Công Thương.
(6) Sản xuất xăng dầu đưa vào lưu thông phải phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
(7) Xây dựng, áp dụng, duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm.
(8) Tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu trong nước, phải tuân thủ các quy định tại
- Khoản 4 và 5 Điều 7 Nghị định 83/2014/NĐ-CP;
- Khoản 3, 4, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Điều 9 Nghị định 83/2014/NĐ-CP;
Và được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?