Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu được thực hiện thông qua các hình thức nào?

Tôi muốn biết hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu được thực hiện thông qua các hình thức nào? Các văn bản pháp luật nào có quy định về điều này? Xin chào, tôi tên Ngọc Trúc. Hiện tôi đang là cán bộ phụ nữ của xã H. Theo như tôi biết, việc phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ, nhất là những người phụ nữ ở vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số đang được Nhà nước quan tâm do trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp cận kiến thức pháp luật của chị em còn hạn chế. Đặc biệt, nhiều chị em phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình, thường xuyên bị đánh đập, bạo hành.

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bị bạo lực gia đình

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình

Theo Điều 19 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình như sau:

- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình tập trung vào các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.

- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật miễn phí, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp tại nơi tạm lánh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận ở cơ sở có trách nhiệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng là nạn nhân bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình; huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này.

- Gia đình có trách nhiệm giáo dục thành viên thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới.

Như vậy, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức chủ yếu là:

+ Thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động

+ Tư vấn pháp luật miễn phí

+ Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp tại nơi tạm lánh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có nhiều quy định để bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình thông qua các quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới và Luật trợ giúp pháp lý, cụ thể:

Thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình được quy định trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình

Căn cứ theo Điều 13, Điều 14, Điều 15 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định như sau:

Điều 13. Mục đích, yêu cầu trong thông tin, truyền thông, giáo dục
1. Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi ứng xử, góp phần xóa bỏ bạo lực gia đình.
2. Việc thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Thường xuyên, chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
b) Phù hợp với trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, địa bàn; chú trọng đến trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc, người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Chú trọng thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình, người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
d) Bình đẳng giới, bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị bạo lực gia đình và những người có liên quan;
đ) Bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
Điều 14. Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục
1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Quyền con người, quyền công dân, bình đẳng giới trong gia đình.
3. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam; gương người tốt, việc tốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình.
5. Kinh nghiệm phòng, chống bạo lực gia đình trong nước và quốc tế.
6. Nội dung khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 15. Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục
Thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
1. Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; phổ biến pháp luật trực tiếp;
2. Phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động;
3. Lồng ghép trong chương trình và hoạt động tại cơ sở giáo dục;
4. Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;
5. Lồng ghép trong hoạt động văn học, nghệ thuật, thể thao, sinh hoạt đoàn thể, cộng đồng dân cư; mô hình phòng, chống bạo lực gia đình;
6. Hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, việc tuyên truyền, phổ biến thông tin đến nạn nhân bạo lực gia đình phải đảm bảo về mục đích và yêu cầu, hình thức, nội dung của thông tin tuyên truyền theo các quy định của Luật định.

Trước đây, căn cứ tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (Hết hiệu lực từ ngày 01/07/2023) quy định thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Điều 9. Mục đích và yêu cầu của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

2. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;

b) Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;

c) Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.

Điều 10. Nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.

2. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

3. Tác hại của bạo lực gia đình.

4. Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.

6. Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 11. Hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Thực hiện trực tiếp.

2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

4. Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác.

Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được quy định ra sao?

Tại Điều 23 Luật Bình đẳng giới 2006 có quy định như sau:

- Thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới là biện pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới.

- Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng.

- Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới thông qua các chương trình học tập, các ấn phẩm, các chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác.

Bên cạnh đó, Điều này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 3 Nghị định 48/2009/NĐ-CP về yêu cầu đối với thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới, cụ thể:

- Nội dung, hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

+ Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được quy định tại Điều 6 Luật Bình đẳng giới;

+ Định hướng, khuyến khích thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình;

+ Không mang định kiến giới, không tạo ra định kiến giới; loại bỏ mọi sự phân biệt đối xử về giới;

- Người làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới phải có kiến thức về giới và bình đẳng giới.

Nạn nhân bạo lực gia đình có được trợ giúp pháp lý?

Dưới đây là 07 đối tượng được trợ giúp pháp lý được quy định theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:

- Người có công với cách mạng.

- Người thuộc hộ nghèo.

- Trẻ em.

- Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

+ Người nhiễm chất độc da cam;

+ Người cao tuổi;

+ Người khuyết tật;

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

+ Người nhiễm HIV.

Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

Do đó, nếu là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình thì thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
3,025 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào