Hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ gồm những hoạt động nào? Kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ quy định thế nào?
Hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ gồm những hoạt động nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 111/2015/NĐ-CP về hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:
Hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ bao gồm: Hoạt động trợ giúp của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân về công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường; đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; cung ứng dịch vụ phục vụ công nghiệp hỗ trợ.
Theo quy định trên, hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ gồm những hoạt động sau:
+ Hoạt động trợ giúp của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân về công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hợp tác quốc tế, phát triển thị trường.
+ Đầu tư dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
+ Cung ứng dịch vụ phục vụ công nghiệp hỗ trợ.
Công nghiệp hỗ trợ (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau:
Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ
...
3. Kinh phí:
a) Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ:
- Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ theo phân cấp ngân sách hiện hành;
- Kinh phí của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
b) Kế hoạch và Dự toán:
- Bộ Công Thương xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách chung hàng năm của Bộ Công Thương gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan theo quy định;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
...
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được lấy từ các nguồn
- Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ theo phân cấp ngân sách hiện hành;
- Kinh phí của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;
- Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 111/2015/NĐ-CP về trách nhiệm của các Bộ, ngành như sau:
Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Công Thương chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ theo các nội dung sau:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
b) Chủ trì, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và tổng hợp dự toán ngân sách trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm của Bộ Công Thương;
c) Rà soát, cập nhật Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ, trình Chính phủ phê duyệt;
d) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
đ) Phê duyệt Đề án sắp xếp lại các đơn hiện có của Bộ Công Thương để hình thành Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng; xây dựng và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia về nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế;
g) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương hướng dẫn, xử lý những vướng mắc liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ;
h) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn, thu hút đầu tư và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;
i) Hướng dẫn thực hiện việc xác nhận ưu đãi và thủ tục hậu kiểm ưu đãi;
k) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
l) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra, thanh tra và quyết định thu hồi các chính sách ưu đãi.
...
Như vậy, cơ quan chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ là Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mới nhất?
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?