Hoạt động lưu trữ là gì? Trong hoạt động lưu trữ, Nhà nước có chính sách gì theo quy định pháp luật?

Hoạt động lưu trữ là gì? Trong hoạt động lưu trữ, Nhà nước có chính sách gì? Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì trong việc sử dụng tài liệu lưu trữ? Việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử được quy định thế nào?

Hoạt động lưu trữ là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Lưu trữ 2011 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động lưu trữ là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ.
2. Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và các vật mang tin khác.
...

Như vậy, hoạt động lưu trữ là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ.

Lưu ý: Theo quy định tại Điều 3 Luật Lưu trữ 2011, nguyên tắc quản lý lưu trữ như sau:

- Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.

- Hoạt động lưu trữ được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.

- Tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam được Nhà nước thống kê.

Hoạt động lưu trữ là gì? Trong hoạt động lưu trữ, Nhà nước có chính sách gì theo quy định pháp luật?

Hoạt động lưu trữ là gì? Trong hoạt động lưu trữ, Nhà nước có chính sách gì theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)

Trong hoạt động lưu trữ, Nhà nước có chính sách gì?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Lưu trữ 2011, trong hoạt động lưu trữ, Nhà nước có những chính sách như sau:

- Bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.

- Tập trung hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật và ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động lưu trữ.

- Thừa nhận quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ; khuyến khích tổ chức, cá nhân hiến tặng, ký gửi, bán tài liệu lưu trữ của mình cho Nhà nước, đóng góp, tài trợ cho hoạt động lưu trữ và thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ.

- Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lưu trữ.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì trong việc sử dụng tài liệu lưu trữ? Việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử được quy định thế nào?

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì trong việc sử dụng tài liệu lưu trữ?

Căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Lưu trữ 2011, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng tài liệu lưu trữ được quy định cụ thể như sau:

(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác.

(2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng tài liệu lưu trữ có các nghĩa vụ sau đây:

- Chỉ dẫn số lưu trữ, độ gốc của tài liệu lưu trữ và cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ; tôn trọng tính nguyên bản tài liệu khi công bố, giới thiệu, trích dẫn tài liệu lưu trữ;

- Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Nộp phí sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các quy định của Luật Lưu trữ 2011, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

(3) Cơ quan, tổ chức có tài liệu lưu trữ có trách nhiệm sau đây:

- Chủ động giới thiệu tài liệu lưu trữ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài liệu lưu trữ đang trực tiếp quản lý;

- Hằng năm rà soát, thông báo tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật đã được giải mật.

Việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử được quy định thế nào?

Tại Điều 34 Luật Lưu trữ 2011 có quy định về việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử, cụ thể như sau:

(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu chính đáng khác sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải hoàn trả nguyên vẹn tài liệu lưu trữ đó.

(2) Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng quyết định việc mang tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử ra nước ngoài; quy định việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ lịch sử để sử dụng trong nước.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc mang tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan ra nước ngoài; quy định việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan để sử dụng trong nước.

(3) Tổ chức, cá nhân trước khi mang tài liệu lưu trữ đã được đăng ký ra nước ngoài phải thông báo cho Lưu trữ lịch sử nơi đăng ký biết.

(4) Tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử, tài liệu của cá nhân đã được đăng ký tại Lưu trữ lịch sử trước khi đưa ra nước ngoài phải lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.

Công tác lưu trữ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động lưu trữ là gì? Trong hoạt động lưu trữ, Nhà nước có chính sách gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Công tác văn thư tại Bộ giáo dục và đào tạo ngoài việc soạn thảo văn bản ra thì có có các công việc gì?
Pháp luật
Tổ chức thu nhập tài liệu vào lưu trữ ngành Thuế phải làm những công việc nào? Kinh phí lưu trữ ngành Thuế được dùng cho những hoạt động nào?
Pháp luật
Cán bộ làm công tác lưu trữ tài liệu của Bộ Tài chính có trách nhiệm về quản lý lưu trữ như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào làm công tác lưu trữ của Ủy ban Dân tộc? Cơ quan làm công tác lưu trữ của Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ như thế nào?
Pháp luật
Tuyển dụng người làm công tác lưu trữ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là trách nhiệm của ai? Tòa án nhân dân có những chính sách gì về lưu trữ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác lưu trữ
75 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác lưu trữ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công tác lưu trữ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào