Hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo được những nguyên tắc thế nào?
Thỏa thuận quốc tế là gì?
Theo Điều 2 Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 quy định về thỏa thuận quốc tế như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- “Thỏa thuận quốc tế” là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh Kiểm toán nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài. Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là Thỏa thuận, Biên bản ghi nhớ, Biên bản thỏa thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác.
...
Theo quy định thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh Kiểm toán nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài.
Thỏa thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là Thỏa thuận, Biên bản ghi nhớ, Biên bản thỏa thuận, Biên bản trao đổi, Chương trình hợp tác, Kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác.
Hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo được những nguyên tắc thế nào?
Theo Điều 10 Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:
Nguyên tắc ký kết Thỏa thuận quốc tế
1. Phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phù hợp với lợi ích quốc gia, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Phù hợp với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế; phù hợp với Điều ước quốc tế quy định về cùng một lĩnh vực mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
3. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước; bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết;
4. Chỉ có giá trị ràng buộc đối với Kiểm toán nhà nước; không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam.
Theo quy định hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo được những nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phù hợp với lợi ích quốc gia, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phù hợp với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế; phù hợp với Điều ước quốc tế quy định về cùng một lĩnh vực mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước; bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết;
- Chỉ có giá trị ràng buộc đối với Kiểm toán nhà nước; không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam.
Hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo được những nguyên tắc thế nào? (Hình từ Internet)
Muốn bổ sung hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của KTNN phải được trình ai xem xét, quyết định?
Theo Điều 8 Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 649a/QĐ-KTNN năm 2016 quy định như sau:
Bổ sung và Điều chỉnh Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm
1. Trong trường hợp phát sinh các hoạt động đối ngoại ngoài Kế hoạch hoặc Điều chỉnh các hoạt động đối ngoại trong Kế hoạch đã được phê duyệt, Vụ Hợp tác quốc tế tổng hợp trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét bổ sung, Điều chỉnh. Tờ trình xin bổ sung, Điều chỉnh phải nêu rõ lý do, Mục đích, nội dung phát sinh hoặc Điều chỉnh hoạt động đối ngoại.
2. Các hoạt động đối ngoại bổ sung hoặc Điều chỉnh của Kiểm toán nhà nước gồm đoàn ra, đoàn vào; nhận, tặng các hình thức khen thưởng có yếu tố nước ngoài; đăng cai, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; gia nhập, rút khỏi các tổ chức quốc tế; ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế phải được trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định qua Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc.
Theo quy định thì muốn bổ sung hoạt động ký kết Thỏa thuận quốc tế trong Kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm của Kiểm toán Nhà nước phải được trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định qua Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội trước khi thực hiện ít nhất 15 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, Phụ huynh giao xe cho con không đủ tuổi lái xe máy 110cc bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Từ 14/01/2025, ngừng miễn thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu qua chuyển phát nhanh dưới 1 triệu đồng?
- Thông tư 57/2024 quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng như thế nào?
- Nghị định 166/2024 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; tổ chức, hoạt động của cơ sở đăng kiểm; niên hạn sử dụng xe cơ giới?
- 03 loại trung tâm sát hạch lái xe theo Nghị định 160/2024 ra sao? Thủ tục cấp lại giấy phép sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe ra sao?