Hoạt động kiểm tra trong thi hành án dân sự theo quy định có được thực hiện ngoài giờ hành chính hay không?
Hoạt động kiểm tra trong thi hành án dân sự theo quy định có được thực hiện ngoài giờ hành chính hay không?
Hoạt động kiểm tra trong thi hành án dân sự được quy định tại Điều 4 Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 196/QĐ-TCTHADS năm 2021 như sau:
Nguyên tắc hoạt động kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra phải tuân thủ quy định của Luật Thi hành án dân sự, văn bản hướng dẫn thi hành Luật, văn bản pháp luật có liên quan và Quy chế này.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp về kết quả kiểm tra của cơ quan, đơn vị mình và công chức thuộc quyền quản lý. Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm trước pháp luật, người ký quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra. Công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự về kết quả tự kiểm tra.
2. Hoạt động kiểm tra được thực hiện tại trụ sở của đối tượng được kiểm tra, đảm bảo thường xuyên, trung thực, khách quan, công khai, minh bạch. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn kiểm tra quyết định xác minh ngoài trụ sở của đối tượng được kiểm tra.
3. Hoạt động kiểm tra được thực hiện trong giờ hành chính, không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra. Trường hợp cần thiết, để bảo đảm tiến độ, Trưởng đoàn kiểm tra quyết định làm việc ngoài giờ hành chính trên cơ sở thống nhất với đối tượng được kiểm tra.
4. Các thông tin, phát ngôn liên quan đến nội dung kiểm tra do người ký quyết định kiểm tra hoặc Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện.
Như vậy, theo quy định, hoạt động kiểm tra trong thi hành án dân sự có thể được thực hiện ngoài giờ hành chính trong trường hợp cần thiết, để bảo đảm tiến độ.
Lưu ý: Việc kiểm tra ngoài giờ hành chính phải được thực hiện trên cơ sở thống nhất với đối tượng được kiểm tra.
Hoạt động kiểm tra trong thi hành án dân sự theo quy định có được thực hiện ngoài giờ hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không được làm Trưởng đoàn kiểm tra trong thi hành án dân sự?
Những trường hợp không được làm Trưởng đoàn kiểm tra được quy định tại Điều 6 Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 196/QĐ-TCTHADS năm 2021 như sau:
Những trường hợp không được bố trí làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra
1. Không bố trí làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra đối với người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành tại cơ quan là đối tượng được kiểm tra trong vòng 03 năm công tác liền kề với kỳ kiểm tra.
2. Không bố trí làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra đối với người có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, anh, chị, em vợ, anh, chị, em chồng với Lãnh đạo, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Kế toán trưởng của đối tượng được kiểm tra.
3. Không bố trí làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra đối với người đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc không đủ điều kiện phẩm chất, năng lực tham gia đoàn kiểm tra.
Như vậy, theo quy định, những đối tượng không được bố trí làm Trưởng đoàn kiểm tra trong thi hành án dân sự bao gồm:
(1) Người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành tại cơ quan là đối tượng được kiểm tra trong vòng 03 năm công tác liền kề với kỳ kiểm tra.
(2) Người có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, anh, chị, em vợ, anh, chị, em chồng với Lãnh đạo, Chấp hành viên, Thẩm tra viên, Kế toán trưởng của đối tượng được kiểm tra.
(3) Người đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật hoặc không đủ điều kiện phẩm chất, năng lực tham gia đoàn kiểm tra.
Trưởng đoàn kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự là ai?
Trưởng đoàn kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế kiểm tra trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 196/QĐ-TCTHADS năm 2021 như sau:
Thành phần đoàn kiểm tra
...
2. Trong hoạt động kiểm tra của cấp trên
a) Kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự
Trưởng đoàn kiểm tra toàn diện là Lãnh đạo Tổng cục. Trường hợp cần thiết, Lãnh đạo Tổng cục ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục làm Trưởng đoàn. Phó Trưởng đoàn kiểm tra là Lãnh đạo đơn vị chuyên môn. Số lượng thành viên Đoàn kiểm tra không quá 12 người.
Trưởng đoàn kiểm tra chuyên đề là Lãnh đạo đơn vị chuyên môn. Số lượng thành viên Đoàn kiểm tra không quá 07 người.
Đoàn kiểm tra một việc hoặc một số việc cụ thể, Trưởng đoàn kiểm tra là Lãnh đạo đơn vị chuyên môn. Số lượng thành viên đoàn kiểm tra do người ký quyết định kiểm tra quyết định.
Trường hợp cần thiết, người ký quyết định kiểm tra lựa chọn công chức trong Hệ thống thi hành án dân sự hoặc mời công chức các đơn vị khác có liên quan tham gia đoàn kiểm tra (mẫu số 02/QĐ-TCTHADS/CTHADS).
...
Như vậy, Trưởng đoàn kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định trong từng trường hợp cụ thể như sau:
(1) Trưởng đoàn kiểm tra toàn diện là Lãnh đạo Tổng cục.
Trường hợp cần thiết, Lãnh đạo Tổng cục ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị chuyên môn thuộc Tổng cục làm Trưởng đoàn.
(2) Trưởng đoàn kiểm tra chuyên đề là Lãnh đạo đơn vị chuyên môn.
(3) Đoàn kiểm tra một việc hoặc một số việc cụ thể, Trưởng đoàn kiểm tra là Lãnh đạo đơn vị chuyên môn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?