Hoạt động kiểm tra thường xuyên đối với doanh nghiệp nhà nước được tiến hành dựa trên những cơ sở nào?
Hoạt động kiểm tra thường xuyên đối với doanh nghiệp nhà nước được tiến hành dựa trên những cơ sở nào?
Hoạt động kiểm tra thường xuyên đối với doanh nghiệp nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 49/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm kiểm tra
1. Chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc chấp hành pháp luật và thực hiện các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp theo nội dung được quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Hướng dẫn về trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra đối với các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Các doanh nghiệp cấp 1 có trách nhiệm tiến hành kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
3. Hoạt động kiểm tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu hoặc cơ quan, tổ chức được chủ sở hữu giao đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu.
4. Hoạt động kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không chấp hành các quyết định của chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu quản lý của chủ sở hữu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hoạt động kiểm tra do đoàn kiểm tra hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tiến hành.
Như vậy, theo quy định, hoạt động kiểm tra thường xuyên đối với doanh nghiệp nhà nước được tiến hành dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu hoặc cơ quan, tổ chức được chủ sở hữu giao đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu.
Hoạt động kiểm tra thường xuyên đối với doanh nghiệp nhà nước được tiến hành dựa trên những cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền kiểm tra đối với doanh nghiệp nhà nước?
Thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 24 Nghị định 49/2014/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền kiểm tra
1. Trường hợp chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
2. Trường hợp chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các sở, ngành trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
3. Trường hợp chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1, thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp cấp 1 quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là chủ sở hữu và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu, cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao trong việc kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Như vậy, thẩm quyền kiểm tra đối với các doanh nghiệp nhà nước được quy định cụ thể như sau:
(1) Trường hợp chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
(2) Trường hợp chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các sở, ngành trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
(3) Trường hợp chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1, thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp cấp 1 quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
(4) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là chủ sở hữu và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu, cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao trong việc kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước được kiểm tra có nghĩa vụ gì?
Nghĩa vụ của doanh nghiệp được kiểm tra được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 49/2014/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được kiểm tra
1. Doanh nghiệp được kiểm tra có các quyền sau:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc từ chối giải trình về các vấn đề không thuộc phạm vi, nội dung kiểm tra và nêu rõ lý do từ chối;
b) Giải trình và làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Khiếu nại hoặc thông báo với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về các quyết định, hành vi có dấu hiệu trái pháp luật của trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra, của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp được kiểm tra có trách nhiệm:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra;
b) Hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra;
c) Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra; quyết định, kết luận của người ra quyết định kiểm tra.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp nhà nước được kiểm tra có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Chấp hành quyết định kiểm tra;
(2) Hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra;
(3) Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra; quyết định, kết luận của người ra quyết định kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu 2025? Xe máy vượt đèn đỏ bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn hay, chọn lọc? Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Từ 2025, tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ bị phạt bao nhiêu tiền? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
- Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?
- Mức phạt nồng độ cồn 2025 đối với ô tô? Trừ điểm GPLX đối với ô tô khi vi phạm nồng độ cồn 2025 thế nào?