Hoạt động của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có cần phải lập báo cáo định kỳ gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không?
- Hoạt động của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có cần phải lập báo cáo gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không?
- Thời hạn để chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài gửi báo cáo định kỳ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là bao lâu?
- Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài phải chốt số liệu vào khoản thời gian nào để lập báo cáo định kỳ?
Hoạt động của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có cần phải lập báo cáo gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không?
Hoạt động của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam có cần phải lập báo cáo gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Thông tư 97/2020/TT-BTC quy định về báo cáo định kỳ đối với hoạt động của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Chế độ báo cáo, lưu trữ hồ sơ và công bố thông tin của chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
1. Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo định kỳ về hoạt động của chi nhánh như sau:
a) Báo cáo tình hình hoạt động tháng, năm với các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính 6 tháng, báo cáo tài chính năm. Báo cáo tài chính 6 tháng phải được soát xét và báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
c) Báo cáo về chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định pháp luật về chỉ tiêu an toàn tài chính.
...
Theo quy định trên thì chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo định kỳ về hoạt động của chi nhánh như sau:
- Báo cáo tình hình hoạt động tháng, năm với các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
- Báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính 6 tháng, báo cáo tài chính năm. Báo cáo tài chính 6 tháng phải được soát xét và báo cáo tài chính năm phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
- Báo cáo về chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định pháp luật về chỉ tiêu an toàn tài chính.
Thời hạn để chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài gửi báo cáo định kỳ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Thông tư 97/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp báo cáo về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau:
Chế độ báo cáo, lưu trữ hồ sơ và công bố thông tin của chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
...
3. Thời hạn nộp các báo cáo:
a) Đối với báo cáo tháng: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tháng;
b) Đối với báo cáo quý: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý;
c) Đối với báo cáo 6 tháng: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý II;
d) Đối với báo cáo năm: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
...
Như vậy, tùy thuộc vào mỗi loại báo cáo mà thời hạn gửi báo cáo về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
- Đối với báo cáo tháng: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tháng;
- Đối với báo cáo quý: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý;
- Đối với báo cáo 6 tháng: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý II;
- Đối với báo cáo năm: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.
Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài phải chốt số liệu vào khoản thời gian nào để lập báo cáo định kỳ?
Căn cứ khoản 4 Điều 21 Thông tư 97/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn chốt số liệu báo cáo định kỳ của chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Chế độ báo cáo, lưu trữ hồ sơ và công bố thông tin của chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
...
4. Thời gian chốt số liệu đối với báo cáo định kỳ quy định tại khoản 1, 2 Điều này như sau:
a) Đối với báo cáo tháng: Tính từ ngày đầu tiên của tháng báo cáo đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định);
b) Đối với báo cáo quý: Tính từ ngày đầu tiên của quý báo cáo đến ngày cuối cùng của quý báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định);
c) Đối với báo cáo 6 tháng: Tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến hết ngày 30 tháng 06 kỳ báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định);
d) Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định);
e) Chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam mới thành lập, thời gian hoạt động chưa đủ một kỳ báo cáo thì kỳ báo cáo được tính từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động đến ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
...
Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài cần chốt số liệu tại thời gian sau để thực hiện báo cáo định kỳ:
- Đối với báo cáo tháng: Tính từ ngày đầu tiên của tháng báo cáo đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định);
- Đối với báo cáo quý: Tính từ ngày đầu tiên của quý báo cáo đến ngày cuối cùng của quý báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định);
- Đối với báo cáo 6 tháng: Tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến hết ngày 30 tháng 06 kỳ báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định);
- Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định);
- Chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam mới thành lập, thời gian hoạt động chưa đủ một kỳ báo cáo thì kỳ báo cáo được tính từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động đến ngày cuối cùng của kỳ báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?