Hoạt động chữ thập đỏ trợ giúp thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại trường học như thế nào?
- Hoạt động chữ thập đỏ trợ giúp thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại trường học được tổ chức như thế nào?
- Để thực hiện tốt các hoạt động chữ thập đỏ tại trường học thì nhà trường cần phối hợp với Hội Chữ thập đỏ ra sao?
- Hiệu trưởng nhà trường có những trách nhiệm nào cần thực hiện để đẩy mạnh các hoạt động chữ thập đỏ tại trường học?
Hoạt động chữ thập đỏ trợ giúp thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại trường học được tổ chức như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT quy định về việc tổ chức các hoạt động nhân đạo trong trường học như sau:
Tổ chức các hoạt động nhân đạo trong trường học
1. Lập hồ sơ học sinh, sinh viên và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn trong từng lớp và trong trường, vận động thanh niên, thiếu niên và giáo viên trợ giúp các đối tượng cụ thể bằng những hình thức thiết thực.
2. Vận động thanh niên, thiếu niên tham gia các cuộc vận động, phong trào tương thân, tương ái do ngành Giáo dục, các cấp Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên phát động.
3. Phát triển các hình thức gây quỹ giúp bạn nghèo vượt khó, như: nuôi lợn đất, quyên góp quần áo, sách vở.
4. Tổ chức truyền thông, vận động và tham gia hiến máu nhân đạo (đối với thanh niên trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp).
Theo đó, trong hoạt động chữ thập đỏ sẽ bao gồm hoạt động nhân đạo trong trường học. Nhà trường và Hội Chữ thập đỏ lập hồ sơ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vận động thanh thiếu niên và giáo viên trợ giúp các đối tượng cụ thể bằng những hình thức thiết thực.
Bên cạnh đó, hoạt động chữ thập đỏ còn phát triển các hình thức gây quỹ giúp bạn nghèo vượt khó, như: nuôi lợn đất, quyên góp quần áo, sách vở; hiên máu nhân đạo;
Vận động thanh thiếu niên tham gia các cuộc vận động, phong trào tương thân, tương ái do ngành Giáo dục, các cấp Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên phát động để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác.
Hoạt động chữ thập đỏ trợ giúp thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tại trường học như thế nào? (Hình từ Internet)
Để thực hiện tốt các hoạt động chữ thập đỏ tại trường học thì nhà trường cần phối hợp với Hội Chữ thập đỏ ra sao?
Theo Điều 5 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT thì nhà trường cần phối hợp với Hội Chữ thập đỏ để thực hiện các hoạt động tại trường học như:
(1) Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp với Hội Chữ thập đỏ cùng cấp tổ chức các lớp tập huấn sơ cứu, cấp cứu cho thanh niên, thiếu niên và cán bộ, giáo viên, giảng viên tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
(2) Hội Chữ thập đỏ có trách nhiệm cung cấp nội dung, tài liệu tập huấn sơ cấp cứu cho các trường học và cử tập huấn viên tham gia tập huấn cho thanh niên, thiếu niên và cán bộ, giáo viên, giảng viên làm công tác chữ thập đỏ trong trường học.
(3) Hoạt động chữ thập đỏ của thanh niên, thiếu niên trong trường học cần phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường và được hướng dẫn cụ thể bởi các cấp quản lý giáo dục và Hội Chữ thập đỏ cùng cấp.
(4) Phối hợp với tổ chức Đoàn, Hội, Đội và Hội Chữ thập đỏ cùng cấp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn nghệ, tọa đàm, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về hoạt động chữ thập đỏ, rèn luyện kỹ năng hoạt động tập thể giữa các lớp, các khối, các chi đoàn, hội sinh viên, đội thiếu niên tiền phong trong nhà trường và giữa các trường.
(5) Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ cùng cấp tổ chức gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động chữ thập đỏ giữa thanh niên, thiếu niên trong và ngoài tỉnh, thành phố nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ, ngày thành lập Đoàn, Hội, Đội.
Hiệu trưởng nhà trường có những trách nhiệm nào cần thực hiện để đẩy mạnh các hoạt động chữ thập đỏ tại trường học?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động chữ thập đỏ như sau:
Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường
1. Chủ động tham mưu, đề xuất các hoạt động chữ thập đỏ đối với các cấp có thẩm quyền. Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học được quy định tại Thông tư này.
2. Phân công cán bộ y tế trường học hoặc cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Hội, Đội tổ chức các hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường.
3. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài nhà trường tổ chức hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường hiệu quả.
4. Biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích về hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường; tuyên truyền các gương điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương và trong nhà trường.
Theo quy định trên thì hiệu trưởng trường học cần phải chủ động tham mưu, đề xuất các hoạt động chữ thập đỏ đối với các cấp có thẩm quyền. Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
Ngoài ra, hiệu trưởng cần phân công cán bộ y tế trường học hoặc cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Hội, Đội tổ chức các hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài nhà trường tổ chức hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường hiệu quả.
Đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động chữ thập đỏ thì hiệu trưởng cần thực hiện biểu dương, khen thưởng. Tuyên truyền các gương điển hình trong hoạt động chữ thập đỏ trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương và trong nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?