Hoạt động bảo quản hiện vật trong Bảo tàng Hải quan Việt Nam được thực hiện như thế nào? Kinh phí của Bảo tàng Hải quan được dùng đầu tư những công việc nào?
Những hoạt động bảo quản hiện vật trong Bảo tàng Hải quan Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy định về quản lý và hoạt động của Bảo tàng Hải quan Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về công tác bảo quản như sau:
Công tác bảo quản
1. Hoạt động bảo quản tài liệu, hiện vật bao gồm:
a) Sắp xếp tài liệu, hiện vật và tổ chức kho để bảo quản;
b) Lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản;
c) Tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, phòng chống tai họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật.
2. Việc bảo quản phải được thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trưng bày, khi lưu giữ trong kho và khi đưa ra ngoài bảo tàng.
Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động bảo quản hiện vật trong Bảo tàng Hải quan Việt Nam được thực hiện như sau:
- Sắp xếp hiện vật và tổ chức kho để bảo quản;
- Lập hồ sơ về hiện trạng hiện vật và môi trường bảo quản;
- Tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, phòng chống tai họa, rủi ro cho hiện vật.
Bảo tàng Hải quan Việt Nam (Hình từ Internet)
Cục Hải quan của các tỉnh có trách nhiệm gì trong công tác sưu tầm hiện vật của Bảo tàng Hải quan Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy định về quản lý và hoạt động của Bảo tàng Hải quan Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về công tác sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật như sau:
Công tác sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật
1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan
a) Cung cấp cho Văn phòng Tổng cục tư liệu, ảnh, hiện vật gốc tiêu biểu, có tính chất ghi dấu mốc hoạt động của đơn vị, của Ngành trong các thời kỳ. Phối hợp rà soát các tư liệu trước khi bàn giao cho Lưu trữ thuộc Văn phòng Tổng cục.
b) Văn phòng Tổng cục (Bộ phận lưu trữ) có trách nhiệm lựa chọn, thống kê, thông báo cho Bảo tàng Hải quan danh Mục tài liệu hủy hoặc trước khi bàn giao cho Trung tâm lưu trữ quốc gia.
2. Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh, thành phố
a) Thông báo và phối hợp cung cấp cho Bảo tàng Hải quan các hiện vật là tư liệu, hồ sơ, băng ảnh, tang vật... các vụ việc có tính chất điển hình liên quan đến công tác nghiệp vụ, công tác tuần tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại do cơ quan Hải quan bắt giữ và phối hợp bắt giữ. Trong đó cần chú trọng những hiện vật, tài liệu gốc có dấu đỏ, có bút tích viết tay.
b) Thống kê danh Mục hồ sơ lưu trữ cho Bảo tàng Hải quan trước khi tiêu hủy hoặc bàn giao cho Trung tâm Lưu trữ tỉnh, thành phố.
Theo đó, trong công tác sưu tầm hiện vật của Bảo tàng Hải quan Việt Nam thì Cục Hải quan của các tỉnh có các trách nhiệm sau:
- Thông báo và phối hợp cung cấp cho Bảo tàng Hải quan các hiện vật là tư liệu, hồ sơ, băng ảnh, tang vật... các vụ việc có tính chất điển hình liên quan đến công tác nghiệp vụ, công tác tuần tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại do cơ quan Hải quan bắt giữ và phối hợp bắt giữ. Trong đó cần chú trọng những hiện vật, tài liệu gốc có dấu đỏ, có bút tích viết tay.
- Thống kê danh Mục hồ sơ lưu trữ cho Bảo tàng Hải quan trước khi tiêu hủy hoặc bàn giao cho Trung tâm Lưu trữ tỉnh, thành phố
Kinh phí của Bảo tàng Hải quan Việt Nam được dùng đầu tư những công việc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định về quản lý và hoạt động của Bảo tàng Hải quan Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về kinh phí cho hoạt động của Bảo tàng Hải quan như sau:
Kinh phí cho hoạt động của Bảo tàng Hải quan
Kinh phí cho hoạt động bảo tàng được lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên do Tổng cục Hải quan giao cho Văn phòng Tổng cục. Những công việc được đầu tư kinh phí gồm:
1. Xây dựng, mở rộng khu vực trưng bày Bảo tàng Hải quan.
2. Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng.
3. Mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo tàng.
4. Sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật.
5. Bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật.
6. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.
7. Bồi hoàn cho người cung cấp tư liệu, hiện vật gốc.
8. Các hoạt động khác liên quan đến hoạt động bảo tàng theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí của Bảo tàng Hải quan Việt Nam được dùng đầu tư những công việc sau:
- Xây dựng, mở rộng khu vực trưng bày Bảo tàng Hải quan.
- Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng.
- Mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo tàng.
- Sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật.
- Bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật.
- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.
- Bồi hoàn cho người cung cấp tư liệu, hiện vật gốc.
- Các hoạt động khác liên quan đến hoạt động bảo tàng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài nhưng hình thức học trực tuyến thì có được công nhận để sử dụng chứng chỉ tại Việt Nam?
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?