Hoạt động bảo quản hiện vật trong Bảo tàng Hải quan Việt Nam được thực hiện như thế nào? Kinh phí của Bảo tàng Hải quan được dùng đầu tư những công việc nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là những hoạt động bảo quản hiện vật trong Bảo tàng Hải quan Việt Nam được thực hiện như thế nào? Kinh phí của Bảo tàng Hải quan được dùng đầu tư những công việc nào? Câu hỏi của anh Đăng Hải đến từ Đồng Nai.

Những hoạt động bảo quản hiện vật trong Bảo tàng Hải quan Việt Nam được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy định về quản lý và hoạt động của Bảo tàng Hải quan Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về công tác bảo quản như sau:

Công tác bảo quản
1. Hoạt động bảo quản tài liệu, hiện vật bao gồm:
a) Sắp xếp tài liệu, hiện vật và tổ chức kho để bảo quản;
b) Lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản;
c) Tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, phòng chống tai họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật.
2. Việc bảo quản phải được thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trưng bày, khi lưu giữ trong kho và khi đưa ra ngoài bảo tàng.

Như vậy, theo quy định trên thì hoạt động bảo quản hiện vật trong Bảo tàng Hải quan Việt Nam được thực hiện như sau:

- Sắp xếp hiện vật và tổ chức kho để bảo quản;

- Lập hồ sơ về hiện trạng hiện vật và môi trường bảo quản;

- Tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, phòng chống tai họa, rủi ro cho hiện vật.

bảo tàng hải quan

Bảo tàng Hải quan Việt Nam (Hình từ Internet)

Cục Hải quan của các tỉnh có trách nhiệm gì trong công tác sưu tầm hiện vật của Bảo tàng Hải quan Việt Nam?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy định về quản lý và hoạt động của Bảo tàng Hải quan Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về công tác sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật như sau:

Công tác sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật
1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan
a) Cung cấp cho Văn phòng Tổng cục tư liệu, ảnh, hiện vật gốc tiêu biểu, có tính chất ghi dấu mốc hoạt động của đơn vị, của Ngành trong các thời kỳ. Phối hợp rà soát các tư liệu trước khi bàn giao cho Lưu trữ thuộc Văn phòng Tổng cục.
b) Văn phòng Tổng cục (Bộ phận lưu trữ) có trách nhiệm lựa chọn, thống kê, thông báo cho Bảo tàng Hải quan danh Mục tài liệu hủy hoặc trước khi bàn giao cho Trung tâm lưu trữ quốc gia.
2. Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh, thành phố
a) Thông báo và phối hợp cung cấp cho Bảo tàng Hải quan các hiện vật là tư liệu, hồ sơ, băng ảnh, tang vật... các vụ việc có tính chất điển hình liên quan đến công tác nghiệp vụ, công tác tuần tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại do cơ quan Hải quan bắt giữ và phối hợp bắt giữ. Trong đó cần chú trọng những hiện vật, tài liệu gốc có dấu đỏ, có bút tích viết tay.
b) Thống kê danh Mục hồ sơ lưu trữ cho Bảo tàng Hải quan trước khi tiêu hủy hoặc bàn giao cho Trung tâm Lưu trữ tỉnh, thành phố.

Theo đó, trong công tác sưu tầm hiện vật của Bảo tàng Hải quan Việt Nam thì Cục Hải quan của các tỉnh có các trách nhiệm sau:

- Thông báo và phối hợp cung cấp cho Bảo tàng Hải quan các hiện vật là tư liệu, hồ sơ, băng ảnh, tang vật... các vụ việc có tính chất điển hình liên quan đến công tác nghiệp vụ, công tác tuần tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại do cơ quan Hải quan bắt giữ và phối hợp bắt giữ. Trong đó cần chú trọng những hiện vật, tài liệu gốc có dấu đỏ, có bút tích viết tay.

- Thống kê danh Mục hồ sơ lưu trữ cho Bảo tàng Hải quan trước khi tiêu hủy hoặc bàn giao cho Trung tâm Lưu trữ tỉnh, thành phố

Kinh phí của Bảo tàng Hải quan Việt Nam được dùng đầu tư những công việc nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quy định về quản lý và hoạt động của Bảo tàng Hải quan Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1087/QĐ-TCHQ năm 2016, có quy định về kinh phí cho hoạt động của Bảo tàng Hải quan như sau:

Kinh phí cho hoạt động của Bảo tàng Hải quan
Kinh phí cho hoạt động bảo tàng được lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên do Tổng cục Hải quan giao cho Văn phòng Tổng cục. Những công việc được đầu tư kinh phí gồm:
1. Xây dựng, mở rộng khu vực trưng bày Bảo tàng Hải quan.
2. Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng.
3. Mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo tàng.
4. Sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật.
5. Bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật.
6. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.
7. Bồi hoàn cho người cung cấp tư liệu, hiện vật gốc.
8. Các hoạt động khác liên quan đến hoạt động bảo tàng theo quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí của Bảo tàng Hải quan Việt Nam được dùng đầu tư những công việc sau:

- Xây dựng, mở rộng khu vực trưng bày Bảo tàng Hải quan.

- Tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng.

- Mua sắm, sửa chữa các trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo tàng.

- Sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật.

- Bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật.

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.

- Bồi hoàn cho người cung cấp tư liệu, hiện vật gốc.

- Các hoạt động khác liên quan đến hoạt động bảo tàng theo quy định.

Bảo tàng hải quan Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động bảo quản hiện vật trong Bảo tàng Hải quan Việt Nam được thực hiện như thế nào? Kinh phí của Bảo tàng Hải quan được dùng đầu tư những công việc nào?
Pháp luật
Bảo tàng Hải quan Việt Nam có chức năng gì? Các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm gì trong công tác sưu tầm hiện vật cho Bảo tàng Hải quan Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo tàng hải quan Việt Nam
362 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo tàng hải quan Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: