Hoa hậu Việt Nam có thể bị tước vương miện khi có tác động tiêu cực đến cộng đồng hay không? Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền tước vương miện?
Hoa hậu Việt Nam có thể bị tước vương miện khi có tác động tiêu cực đến cộng đồng hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp hoa hậu Việt Nam có thể bị tước vương miệng như sau:
Thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này yêu cầu thu hồi danh hiệu, giải thưởng bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi, liên hoan khi phát hiện một trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân đạt danh hiệu, giải thưởng vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Danh hiệu, giải thưởng được trao tại cuộc thi, liên hoan không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo.
...
Dẫn chiếu Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn
1. Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
3. Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
4. Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Theo đó, hoa hậu Việt Nam có thể bị tước vương miện nếu sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
Bên cạnh đó, hoa hậu Việt Nam có thể bị tước vương miện vi phạm một trong 05 trường hợp sau:
(1) Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(2) Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
(3) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.
(4) Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
(5) Việc trao vương miện tại cuộc thi hoa hậu không đúng với nội dung đề án theo hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận hoặc nội dung thông báo.
Hoa hậu Việt Nam có thể bị tước vương miện khi có tác động tiêu cực đến cộng đồng hay không? (Hình từ Internet)
Hoa hậu Việt Nam bị tước vương miện do vi phạm quy định pháp luật thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp vi phạm biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn như sau:
Vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn
...
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Biểu diễn nghệ thuật mà thực hiện hành vi không phù hợp với văn hóa truyền thống, lứa tuổi, giới tính theo quy định của pháp luật;
b) Biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân;
c) Biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.
...
Từ quy định trên, thì trong trường hợp hoa hậu Việt Nam bị tước vương miện do có tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Cơ quan nhà nước nào sẽ có thẩm quyền tước vương miện của hoa hậu Việt Nam?
Như đã nêu tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 144/2020/NĐ-CP thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP sẽ có thẩm quyền tước vương miện hoa hậu Việt Nam (thu hồi danh hiệu), cụ thể:
Dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật
...
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định tại Nghị định này.
....
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước vương miện của hoa hậu Việt Nam sẽ bao gồm:
(1) Cơ quan tiếp nhận thông báo tổ chức cuộc thi hoa hậu quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 144/2020/NĐ-CP:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của cơ quan, đơn vị trực thuộc các bộ, ban, ngành trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức biểu diễn tiếp nhận thông báo của các tổ chức, cá nhân khác.
(2) Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận tổ chức cuộc thi hoa hậu quy đinh tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2020/NĐ-CP:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của các hội chuyên ngành về nghệ thuật biểu diễn thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng biểu diễn nghệ thuật thuộc Trung ương;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trên địa bàn quản lý .
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
- Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?