Hòa giải viên tại Toà án có được nhận thù lao trong trường hợp các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại không?
- Hòa giải viên tại Toà án có được nhận thù lao trong trường hợp các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại không?
- Hòa giải viên có tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án đối với vụ việc tranh chấp ly hôn có một bên bị mất năng lực hành vi dân sự không?
- Hòa giải viên tại Toà án phải từ chối khi được lựa chọn, chỉ định trong trường hợp nào?
Hòa giải viên tại Toà án có được nhận thù lao trong trường hợp các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại không?
Thù lao của Hòa giải viên tại Toà án được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 16/2021/NĐ-CP
Thù lao Hòa giải viên
...
2. Mức thù lao của Hòa giải viên:
a) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc;
b) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc;
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định này căn cứ vào số lượng phiên hòa giải, đối thoại và tính chất phức tạp của vụ việc hòa giải, đối thoại.
c) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Chấm dứt hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Việc hòa giải, đối thoại chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính nhưng phần đó có liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
3. Một bên hoặc các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo hợp lệ về việc hòa giải, đối thoại;
4. Trong quá trình hòa giải, đối thoại phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này;
...
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp chấm dứt hòa giải, đối thoại do các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại thì Hòa giải viên tại Toà án vẫn được nhận thù lao, cụ thể là 500.000/01 vụ việc.
Hòa giải viên tại Toà án có được nhận thù lao trong trường hợp các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại không? (Hình từ Internet)
Hòa giải viên có tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án đối với vụ việc tranh chấp ly hôn có một bên bị mất năng lực hành vi dân sự không?
Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định tại Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
3. Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.
4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.
6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, trường hợp một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự thì Hòa giải viên không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Hòa giải viên tại Toà án phải từ chối khi được lựa chọn, chỉ định trong trường hợp nào?
Trường hợp Hòa giải viên phải từ chối khi được lựa chọn, chỉ định được quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:
Từ chối hòa giải, đối thoại, thay đổi Hòa giải viên
1. Hòa giải viên phải từ chối khi được lựa chọn, chỉ định hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại;
b) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Hòa giải viên có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Các bên thay đổi Hòa giải viên đã được chỉ định và thỏa thuận lựa chọn Hòa giải viên khác;
d) Không thể tiến hành hòa giải, đối thoại vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
đ) Bị miễn nhiệm hoặc bị buộc thôi làm Hòa giải viên theo quy định của Luật này.
2. Hòa giải viên từ chối hòa giải, đối thoại quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này phải thông báo lý do cho các bên, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc.
Các bên đề nghị thay đổi Hòa giải viên phải thông báo lý do cho Hòa giải viên, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc.
...
Như vậy, theo quy định, Hòa giải viên tại Toà án phải từ chối khi được lựa chọn, chỉ định trong các trường hợp sau:
(1) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại;
(2) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Hòa giải viên có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
(3) Không thể tiến hành hòa giải, đối thoại vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
(4) Bị miễn nhiệm hoặc bị buộc thôi làm Hòa giải viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?