Hòa giải viên sẽ được nhận thù lao bao nhiêu sau khi hòa giải thành vụ việc tranh chấp? Cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành hòa giải?
- Hòa giải viên cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành hòa giải tranh chấp tại Tòa án?
- Hòa giải viên có nhiệm vụ gì trong quá trình hòa giải tranh chấp tại Tòa án cho các bên?
- Trình tự phiên hòa giải tranh chấp tại Tòa án được thực hiện theo bao nhiêu bước?
- Hòa giải viên sẽ được nhận thù lao bao nhiêu sau khi hòa giải thành vụ việc tranh chấp?
Hòa giải viên cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành hòa giải tranh chấp tại Tòa án?
Theo Điều 21 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì trước khi tiến hành hòa giải tranh chấp tại Tòa án thì Hòa giải viên cần thực hiện các công tác sau:
(1) Tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
(2) Vào sổ theo dõi vụ việc;
(3) Nghiên cứu đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;
(4) Xác định tư cách của các bên, người đại diện, người phiên dịch trong vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; thông báo cho họ biết về việc hòa giải, đối thoại;
(5) Yêu cầu các bên bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ; đề xuất phương án, giải pháp để giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
(6) Xây dựng phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại;
(7) Mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên tham gia hòa giải, đối thoại để hỗ trợ cho; việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
(8) Nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan, tìm hiểu phong tục, tập quán và hoàn cảnh của các bên để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
(9) Tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;
(10) Các nội dung khác cần thiết cho việc hòa giải, đối thoại.
Hòa giải viên có nhiệm vụ gì trong quá trình hòa giải tranh chấp tại Tòa án cho các bên?
Căn cứ Điều 23 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về nhiệm vụ của Hòa giải viên như sau:
Nhiệm vụ của Hòa giải viên trong quá trình tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên.
2. Tạo điều kiện để các bên đề xuất, trao đổi về phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính.
3. Phân tích tính hiệu quả, khả thi của từng phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; hỗ trợ các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất.
Theo đó, nhiệm vụ của Hòa giải viên trong quá trình tiến hành hòa giải sẽ bao gồm các nhiệm vụ theo quy định nêu trên.
Trình tự phiên hòa giải tranh chấp tại Tòa án được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Theo Điều 26 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì trình tự phiên hòa giải tranh chấp tại Tòa án được thực hiện như sau:
(1) Hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải, đối thoại; trình bày nội dung cần hòa giải, đối thoại; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại; phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành.
(2) Người khởi kiện, người yêu cầu hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung yêu cầu, khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại và hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
(3) Người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
(4) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, đối thoại; hướng giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
(5) Người được mòi tham gia hòa giải, đối thoại phát biểu ý kiến.
(6) Hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ theo định để hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
(7) Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.
Hòa giải viên sẽ được nhận thu lao bao nhiêu sau khi hòa giải thành vụ việc tranh chấp? (Hình từ Internet)
Hòa giải viên sẽ được nhận thù lao bao nhiêu sau khi hòa giải thành vụ việc tranh chấp?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về mức thu lao mà Hòa giải viên được nhận như sau:
Thù lao Hòa giải viên
...
2. Mức thù lao của Hòa giải viên:
a) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc;
b) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc;
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định này căn cứ vào số lượng phiên hòa giải, đối thoại và tính chất phức tạp của vụ việc hòa giải, đối thoại.
c) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc.
...
Dẫn chiếu Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Chấm dứt hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Việc hòa giải, đối thoại chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hòa giải thành, đối thoại thành;
2. Các bên không đạt được thỏa thuận, thống nhất về toàn bộ nội dung vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính hoặc chỉ thỏa thuận, thống nhất được một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính nhưng phần đó có liên quan đến những phần khác của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;
3. Một bên hoặc các bên không đồng ý tiếp tục hòa giải, đối thoại hoặc vắng mặt sau 02 lần được thông báo hợp lệ về việc hòa giải, đối thoại;
...
Như vậy, trong trường hợp hòa giải thành thì Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?