Hóa đơn, chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính trong thời hạn 15 năm có đúng không?

Chị muốn biết về thời gian lưu trữ hóa đơn, chứng từ trong đơn vị kế toán. Thời hạn lưu trữ hóa đơn, chứng từ kế toán tối thiểu 05 năm được quy định như thế nào? Hóa đơn, chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính trong thời hạn 15 năm có đúng không? Tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn đối với đơn vị kế toán lĩnh vực kế toán nhà nước bao gồm những tài liệu nào?

Thời hạn lưu trữ hóa đơn, chứng từ kế toán tối thiểu 05 năm được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 174/2016/NĐ-CP về Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 05 năm như sau:

- Chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của bộ phận kế toán.

- Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

- Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 5 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

Hóa đơn, chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính trong thời hạn 15 năm có đúng không?

Hóa đơn, chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính trong thời hạn 15 năm có đúng không?

Hóa đơn, chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính trong thời hạn 15 năm có đúng không?

Theo Điều 13 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định liên quan đến tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm như sau:

- Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tự kiểm tra kế toán, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ và tài liệu khác sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

- Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; báo cáo kết quả kiểm kê và đánh giá tài sản.

- Tài liệu kế toán của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm tài liệu kế toán của các kỳ kế toán năm và tài liệu kế toán về báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm B, C.

- Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi đơn vị, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, kết thúc dự án.

- Tài liệu liên quan tại đơn vị như hồ sơ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, hồ sơ thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hồ sơ của các tổ chức kiểm toán độc lập.

- Các tài liệu khác không được quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này.

- Trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

Theo đó, hóa đơn, chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính trong thời hạn 10 năm. Còn trong trường hợp tài liệu kế toán quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này mà pháp luật khác quy định phải lưu trữ trên 10 năm thì thực hiện lưu trữ theo quy định đó.

Chứng từ kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn đối với đơn vị kế toán lĩnh vực kế toán nhà nước bao gồm những tài liệu nào?

Chứng từ kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn quy định tại Điều 14 Nghị định 174/2016/NĐ-CP, theo đó:

- Đối với đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm Báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm đã được Quốc hội phê chuẩn, Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn; Hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm A, dự án quan trọng quốc gia; Tài liệu kế toán khác có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

Việc xác định tài liệu kế toán khác phải lưu trữ vĩnh viễn do người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, do ngành hoặc địa phương quyết định trên cơ sở xác định tính chất sử liệu, ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

- Đối với hoạt động kinh doanh, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm các tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

Việc xác định tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn do người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định căn cứ vào tính sử liệu và ý nghĩa lâu dài của tài liệu, thông tin để quyết định cho từng trường hợp cụ thể và giao cho bộ phận kế toán hoặc bộ phận khác lưu trữ dưới hình thức bản gốc hoặc hình thức khác.

- Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn phải là thời hạn lưu trữ trên 10 năm cho đến khi tài liệu kế toán bị hủy hoại tự nhiên.

Như vậy, đối với đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước, tài liệu kế toán phải lưu trữ vĩnh viễn gồm Báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm đã được Quốc hội phê chuẩn, Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn; Hồ sơ, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc nhóm A, dự án quan trọng quốc gia; Tài liệu kế toán khác có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

Chứng từ kế toán Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chứng từ kế toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ là gì? Một số lưu ý khi sử dụng mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ?
Pháp luật
Danh mục chứng từ kế toán năm 2024 gồm những gì? Phương pháp lập Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc ra sao?
Pháp luật
Có phải lập chứng từ kế toán cho mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Chứng từ kế toán và các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như các loại hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán có phải dịch ra tiếng Việt hay không?
Pháp luật
Công ty chứng khoán có bắt buộc phải lập chứng từ kế toán cho mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động không?
Pháp luật
Đơn vị kế toán được tự thiết kế chứng từ kế toán của đơn vị từ 01/01/2025 theo Thông tư 24/2024/TT-BTC đúng không?
Pháp luật
Lập khống chứng từ để chi 2 lần chế độ hội nghị thì người lập hay người ra lệnh lập chứng từ phải chịu bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai?
Pháp luật
Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán của công ty chứng khoán đều phải được ký bằng loại mực nào?
Pháp luật
Thời hạn hủy chứng từ kế toán theo quy định hiện nay là bao nhiêu năm? Tài liệu kế toán lưu trữ trên phương tiện thông tin điện tử được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chứng từ kế toán có được thuộc danh mục tài liệu bí mật của doanh nghiệp không? Nếu là tài liệu mật thì ai được quyền xem?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng từ kế toán
5,334 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng từ kế toán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào