Hóa chất Bảng 1 là gì? Thủ tục cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1 năm 2024 được thực hiện theo trình tự ra sao?
Hóa chất bảng 1 là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 33/2024/NĐ-CP nêu rõ:
Giải thích từ ngữ
...
4. Hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước cấm vũ khí hóa học và được phân theo thứ tự 1, 2, 3 theo tiêu chí quy định tại phụ lục Hóa chất của Công ước cấm vũ khí hóa học. Hóa chất Bảng bao gồm chất thuộc Danh mục và hỗn hợp chất chứa chất thuộc Danh mục.
Như vậy, hoá chất bảng 1 là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước cấm vũ khí hóa học.
Hóa chất bảng 1 được quy định trong Phụ lục 1 ban hành hành kèm theo Nghị định 33/2024/NĐ-CP
Hóa chất Bảng 1 là gì? Thủ tục cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1 năm 2024 được thực hiện theo trình tự ra sao?
Thủ tục cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1 năm 2024 được thực hiện theo trình tự ra sao?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1 như sau:
- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian cấp phép quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 Nghị định 33/2024/NĐ-CP;
- Trong thời hạn 16 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế.
+ Trường hợp đáp ứng điều kiện sản xuất, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ cấp giấy phép sản xuất hoá chất Bảng 1 theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 33/2024/NĐ-CP.
+ Trường hợp không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Bộ Công Thương có văn bản trả lời không cấp Giấy phép, nêu rõ lý do;
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị cấp Giấy phép.
+ Thời gian lấy ý kiến đối đa 05 ngày làm việc, không kể thời gian gửi và nhận văn bản và không tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điều này.
+ Quá thời hạn trên, nếu Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành không có ý kiến góp ý bằng văn bản thì được coi là đồng ý với đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân.
Như vậy, tổ chức, cá nhân cần thực hiện theo trình tự, thủ tục trên để được xem xét, cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1 gồm có những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1 gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 33/2024/NĐ-CP;
- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 33/2024/NĐ-CP. Trong đó, nêu rõ:
+ Quy mô sản xuất tại cơ sở quy mô đơn lẻ, dung tích của các thiết bị phản ứng không vượt quá 100 lít và tổng dung tích của các thiết bị phản ứng có dung tích trên 5 lít không vượt quá 500 lít.
+ Quy mô sản xuất tại các cơ sở khác, tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm đối với mục đích bảo vệ; sản lượng không vượt quá 100 gam/năm đối với một hoá chất nhưng tổng sản lượng không vượt quá 10 kg/năm đối với mục đích nghiên cứu, y tế, dược phẩm; tổng sản lượng không vượt quá 100 gam/năm đối với các phòng thí nghiệm.
+ Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng nhà xưởng, kho chứa hoặc hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa;
- Bản sao Bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất;
- Bản sao Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại Điều 34 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 82/2022/NĐ-CP;
- Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Bản sao Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Bản sao Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
- Bản cam kết sản xuất hóa chất Bảng 1 cho một hoặc một số mục đích đặc biệt được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Đầu tư 2020, bao gồm phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh
Nghị định 33/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?