Yêu cầu tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước CAT) được Thủ tướng chỉ đạo thế nào?
Mục đích của kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước CAT và các khuyến nghị của Ủy ban chống tra tấn là gì?
ngày 14/02/2023. Thủ tướng Chính phủ đã thông qua tại Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2023 về việc phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.
Theo đó, tại tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2023 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra mục đích của việc tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (gọi tắt là Công ước CAT) và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn là:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định của Hiến pháp 2013, các quy định pháp luật có liên quan và các nội dung của Kế hoạch quốc gia về triển khai thực hiện (gọi tắt là Công ước CAT) tại Quyết định 364/QĐ-TTg năm 2015; Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn tại Quyết định 65/QĐ-TTg năm 2018;...
- Xác định rõ nội dung công việc và lộ trình thực hiện trong việc tăng cường hiệu quả triển khai các quy định của Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn. Từ đó, góp phần nâng cao sự thụ hưởng của người dân đối với các quyền về sức khỏe, thân thể, đặc biệt là không bị tra tấn hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hôi.
- Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, cơ quan, địa phương và tăng cường hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình thực hiện Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn, đảm bảo triển khai đúng tiến độ, hiệu quả toàn diện các kế hoạch thực hiện Công ước CAT của Việt Nam và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, đặc biệt là hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên Công ước và với các cơ quan của Liên Hợp quốc trong việc tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.
Yêu cầu tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước CAT) được Thủ tướng chỉ đạo là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu của việc tăng cường thực thi hiệu quả Công ước CAT và các khuyến nghị của Ủy ban chống tra tấn là gì?
Tại tiểu mục 2 Mục 1 Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2023 Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra các yêu cầu của của việc tăng cường thực thi hiệu quả Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn như sau:
- Việc Tổ chức, thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân quyền; phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Chương VIII của Luật Điều ước quốc tế năm 2016; bám sát các yêu cầu về chính trị, ngoại giao và nhiệm vụ phòng, chống tra tấn hoặc các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
- Đối với các quy định của Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn có liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, khi thực hiện cần tính đến lộ trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
- Việc Tổ chức thực hiện Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ, các ngành, các cấp.
- Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương được giao nhiệm vụ phải xây dựng Kế hoạch, chương trình cụ thể và Tổ chức thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả, chất lượng.
- Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, cơ quan, địa phương có liên quan; kịp thời phản ánh, giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
Sẽ nghiên cứu xây dựng 01 tội danh riêng về tra tấn trong Bộ luật Hình sự?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2023 về các nhiệm vụ nhằm tăng cường thực thi hiệu quả Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn.
Nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật hình sự thì Thủ tướng có giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu khả năng xây dựng một khái niệm, định nghĩa về tra tấn theo Điều 1 của Công ước CAT nhằm cung cấp quy định đơn giản và rõ ràng, trực tiếp hơn để truy tố hành vi tra tấn
- Nghiên cứu khả năng xây dựng một tội danh riêng về tra tấn trong Bộ luật Hình sự
- Nghiên cứu khả năng hoàn thiện các quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm tra tấn không phụ thuộc vào thời gian thực hiện tội phạm
Như vậy, Chính phủ đã có yêu cầu Bộ Tư pháp nghiên cứu khả năng xây dựng một tội danh riêng về tra tấn trong Bộ luật Hình sự trong thời gian tới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?