Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp lĩnh vực tuyển sinh quân sự cấp tỉnh là gì?
- Yêu cầu về đối tượng, vùng tuyển trong thực hiện thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp lĩnh vực tuyển sinh quân sự cấp tỉnh là gì?
- Điều kiện thực hiện thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp lĩnh vực tuyển sinh quân sự cấp tỉnh là gì?
- Cách thức thực hiện thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp lĩnh vực tuyển sinh quân sự cấp tỉnh như thế nào?
Yêu cầu về đối tượng, vùng tuyển trong thực hiện thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp lĩnh vực tuyển sinh quân sự cấp tỉnh là gì?
Tại phần 2A Phụ lục ban hành kèm Quyết định 3002/QĐ-BQP năm 2023 quy định yêu cầu về đối tượng, vùng tuyển như sau:
- (1) Người dân tộc thiểu số rất ít người.
- (2) Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
+ Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có tỷ lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số chưa đạt theo quy định:
++ Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10% đến dưới 30% tổng dân số của xã: Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã, viên chức làm việc trên địa bàn xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 15% tổng số cán bộ, công chức cấp xã và viên chức làm việc trên địa bàn xã.
++ Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 30% đến dưới 50% tổng dân số của xã: Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã, viên chức làm việc trên địa bàn xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 30% tổng số cán bộ, công chức cấp xã và viên chức làm việc trên địa bàn xã.
++ Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 50% đến dưới 70% tổng dân số của xã: Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã, viên chức làm việc trên địa bàn xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 40% tổng số cán bộ, công chức cấp xã và viên chức làm việc trên địa bàn xã.
++ Xã có tỷ lệ người dân tộc thiểu số trên 70% tổng dân số của xã: Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã, viên chức làm việc trên địa bàn xã người dân tộc thiểu số phải đạt tối thiểu là 50% tổng số cán bộ, công chức cấp xã và viên chức làm việc trên địa bàn xã.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp lĩnh vực tuyển sinh quân sự cấp tỉnh là gì?(Hình internet)
Điều kiện thực hiện thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp lĩnh vực tuyển sinh quân sự cấp tỉnh là gì?
Tại phần 2A Phụ lục ban hành kèm Quyết định 3002/QĐ-BQP năm 2023 quy định về điều kiện thực hiện thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp lĩnh vực tuyển sinh quân sự cấp tỉnh gồm:
Đối tượng được xét cử tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp trong Quân đội phải qua sơ tuyển, có đủ các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, sức khỏe, độ tuổi, phải ở trong vùng xét tuyển vùng tuyển và phải có đủ các điều kiện sau:
*(1) Tiêu chuẩn chung
- Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tỉnh đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này.
- Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển về chính trị, đạo đức, sức khỏe theo quy định của Bộ Quốc phòng gồm:
+ Tiêu chuẩn chính trị đạo đức: Thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 31/2023/TT-BQP.
+ Tiêu chuẩn sức khỏe: Đào tạo đại học, cao đẳng quân sự: Thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 31/2023/TT-BQP. Đào tạo trung cấp quân sự: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 39 Thông tư 31/2023/TT-BQP.
- Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.
*(2) Với người học được cử tuyển vào đại học: Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 56 Thông tư 31/2023/TT-BQP phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt.
- Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên.
- Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
*(3) Với người học được cử tuyển vào cao đẳng: Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại 1 Điều 56 Thông tư số 31/2023/TT-BQP, phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loạt tốt.
- Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên.
- Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
*(4) Với người học được cử tuyển vào trung cấp: Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại 1 Điều 56 Thông tư số 31/2023/TT-BQP, người học được cử tuyển vào trung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông.
- Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học cuối đạt loại khá trở lên.
- Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên.
- Có thời gian học đủ 04 năm học và tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.
*(5) Được Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh, sư đoàn và tương đương sơ tuyển, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng đề nghị; Hội đồng tuyển sinh các trường thẩm định, đề nghị; được Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng quyết định vào học.
Cách thức thực hiện thủ tục tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp lĩnh vực tuyển sinh quân sự cấp tỉnh như thế nào?
Tại phần 2A Phụ lục ban hành kèm Quyết định 3002/QĐ-BQP năm 2023 nêu rõ:
*Cách thức thực hiện: Thí sinh làm hồ sơ theo mẫu quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng nộp cho Ban Tuyển sinh cấp sư đoàn, cấp tỉnh và tương đương.
*Đối tượng thực hiện: Tập thể, cá nhân.
*Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Ban Chỉ huy quân sự cấp sư đoàn, cấp tỉnh và tương đương.
- Cơ quan phối hợp: Cục Cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị; Cục Quân lực, Cục Dân quân tự vệ thuộc Bộ Tổng Tham mưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?