Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu trong trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động?
- Hợp đồng lao động vô hiệu trong trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác giao kết hợp đồng lao động?
- Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác giao kết hợp đồng lao động?
- Xử lý hợp đồng vô hiệu trong trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác giao kết hợp đồng lao động?
Hợp đồng lao động vô hiệu trong trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác giao kết hợp đồng lao động?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Công văn 1767/LĐTBXH-BHXH năm 2022 quy định về hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
“1. Trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động là hành vi vi phạm nguyên tắc “trung thực” theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật Lao động và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật Lao động. Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 49 của Bộ luật Lao động đây là trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ”
Như vậy trong trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác để giao kết hợp đồng lao động sẽ vi phạm nguyên tắc trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin và làm cho hợp đồng vô hiệu toàn bộ.
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác giao kết hợp đồng lao động?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Công văn 1767/LĐTBXH-BHXH năm 2022, Điều 50 Bộ luật lao động 2019 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
“2. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Bộ luật Lao động và mục 3 Chương III của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Theo đó, Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Lao động và Điều 10 của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Tại khoản 4 Điều 10 của Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định: “Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự”.
Như vậy, các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu trong trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác giao kết hợp đồng lao động?
Xử lý hợp đồng vô hiệu trong trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác giao kết hợp đồng lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về xử hợp đồng vô hiệu trong trường hợp người lao động mượn hồ sơ của người khác giao kết hợp đồng lao động như sau:
“Điều 10. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:
a) Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
b) Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định này;
c) Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, hợp đồng lao động giao kết giữa bạn và người lao động bị vô hiệu do vi phạm nguyên tắc trung thực khi giao kết hợp đồng lao động. Và tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Khi hợp đồng vô hiệu bạn có thể ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp bạn không đồng ý ký lại hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động sẽ chấm dứt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?